Đề kiểm tra học kỳ II - Sinh 8 - Đề 31

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Sinh 8 - Đề 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thần kinh và giác quan
1
0,5
1
2,5
2
1
1
1,5
5
5,5
Nội tiết
1
3
1
0,5
1
1
3
4,5
Tổng
1
0,5
2
5,5
3
1,5
2
2,5
8
10
A. MA TRẬN:
B. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II SINH 8: 
I. TRĂC NGHIỆM: (4.5đ)
Câu 1: Hãy sắp xếp các tác dụng chính của từng loại hoocmôn tương ứng với tên của nó rồi ghi vào phần trả lời:
Tên hoocmôn
Tác dụng chính
Trả lời
1. Kích tố tuyến giáp (TSH)
2. Kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH)
3. Kích tố tăng trưởng (GH)
4. Kích tố chống đái tháo nhạt 
a. Giữ nước
b. Tăng trưởng cơ thể
c. Tiết hoocmôn Tirôxin
d. Tiết nhiều hoocmôn điều hòa trao đổi chất đường, chất khoáng và sinh dục.
1: .
2: .
3: .
4: .
Câu 2: Đánh dấu “X” vào ô trống mà em cho là đúng để hoàn thiện bảng sau:
Ví dụ
Phản xạ
không điều kiện
Phản xạ
có điều kiện
1. Tay chạm phải vật nóng, tay rụt lại.
2. Đị nắng mặt đỏ, mồ hôi vã ra
3. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ.
4. Trời rét môi tím tái, run cầm cập.
5. Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa, chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học.
6. Chẳng dại gì mà chơi, đùa với lửa.
Câu 3: Sự giống nhau căn bản nhất giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng là:
A. Đều gồm hai bộ phận trung ưng thần kinh và thần kinh ngoại biên. Đều có chức năng điều khiển, điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan.
B. Cơ chế hoạt động đều là phản xạ.
C. Nhờ cơ chế phản xạ, cơ thể thích nghi được với môi trường.
D. A và B đúng.
Câu 4: Trong cơ quan phân tích thị giác, điểm vàng là nơi:
 A. Cho ánh sáng phản chiếu từ vật đi qua. 	
 B. Điều tiết để ảnh rơi đúng trên màng lưới.
 C. Tập trung các tế bào que.	
 D. Tập trung các tế bào nón.
Câu 5: Làm cho tim đập nhanh, mạch co lại là hoocmôn:
Axêtincôlin	B. Ađrênalin
C. Insulin	D. Glucagôn
Câu 6: Nguyên nhân gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam và nữ là do:
 A. Ostrogen và glucagôn	B. Testosteron và ostrogen
 C. Glucagôn và testosteron	D. Glucagôn và tirôxin
II. TỰ LUẬN: (5,5 đ)
Câu 1: Kể tên các tuyến nội tiết đã học? Tuyến nào quan trọng nhất? Vì sao? Em hãy cho biết chức năng của các hoocmôn của tuyến tụy? (3 đ)
Câu 2: Ở lứa tuổi học sinh, mắt thường mắc tật nào? Nêu nguyên nhân, cách khắc phục và cách phòng tránh? (2,5 đ)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
C. ĐÁP ÁN:
I. TRĂC NGHIỆM:	
Câu 1: 	1: c	2: d	3: b	4: a
Câu 2:	
Ví dụ
Phản xạ
không điều kiện
Phản xạ
có điều kiện
1. Tay chạm phải vật nóng, tay rụt lại.
2. Đị nắng mặt đỏ, mồ hôi vã ra
3. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vach kẻ.
4. Trời rét môi tím tái, run cầm cập.
5. Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa, chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học.
6. Chẳng dại gì mà chơi, đùa với lửa.
X
X
X
X
X
X
Câu 3: D	Câu 4: D	Câu 5: B	Câu 6: B
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: 
* Các tuyến nội tiết đã học: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận. tuyến sinh dục.
* Tuyến quan trọng nhất là tuyến yên. Vì: tuyến yên giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.
* Chức năng của các hoocmôn của tuyến tụy: 
- Các tế bào đảo tủy gồm: 
+ Tế bào α: tiết Glucagôn biến glicogen thành glucozơ làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm.
+ Tế bào β: tiết Insulin biến glucozơ thành glicogen làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng.
→ Nhờ sự đối lập của hai loại hoocmôn này có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định, đảm bảo mọi hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường.
Câu 2: 
* Ở lứa tuổi học sinh, mắt thường mắc tật cận thị. 
* Nguyên nhân:
- Bẩm sinh: cầu mắt dài so với bình thường (ngay từ khi sinh) nên ảnh luôn hiện trước màng lưới, nhìn không rõ.
- Không giữ đúng khoảng cách chuẩn khi đọc sách, khoảng cách giữa sách với mắt quá gần làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, khi nhìn vật ở xa, thể thủy tinh không có khả năng dẹp trở lại trạng thái bình thường được nữa nên ảnh luôn hiện trước màng lưới, nhìn không rõ.
* Cách khắc phục và cách phòng tránh: 
- Khi đọc sách phải giữ đúng khoảng cách.
- Tránh đọc chỗ thiếu ánh sáng, lúc đi trên tàu xe.
- Khi đã bị tật, khắc phục bằng cách đeo kính lõm (kính cận) để làm giảm bớt sự hội tụ của thể thủy tinh đưa ảnh của vật về đúng màng lưới mới nhìn rõ.

File đính kèm:

  • docthi HKII sinh 8 co MT.doc
Đề thi liên quan