Đề kiểm tra học kỳ II sinh học 6 năm học 2007 - 2008

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II sinh học 6 năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ iI sinh học 6 năm học 2007 - 2008
Thời gian: 45 phút
I . Trắc nghiệm khách quan: ( 4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau
Câu 1: Những nhóm cây nào toàn cây thuộc hạt kín
Cây mít, cây rêu, cây ớt	C. Cây hoa hồng, cây cải, cây dừa
 Cây đào, cây cao su, cây dương xỉ	D. Cây thông, cây lúa, cây hồng
Câu 2: Lợi ích của việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả
Giao phấn cho hoa, góp phần tạo năng suất cao cho vườn cây ăn quả
Thu được nhiều mật ong trong tổ ong
Cả đàn ong duy trì và phát triển mạnh 
Cả A, B và C
Câu 3: Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam
Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng.
Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Xây dựng và phát hiện với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm
Câu 4: Thực vật ở nước (tảo) xuât hiện khi nào?
A. Các đại dương chiếm phần lớn diện tích trái đất	B. Khí hậu nóng và rất ẩm
C. Khí hậu khô và lạnh 	D. Chúng có cấu tạo cơ thể rất đơn giản
Câu 5: Đặc điểm của tảo là:
A. Là nhóm thực vật bậc thấp	C. Sống ở nước
B. Chưa có thân, rễ, lá thực sự	D. Cả A, B và C
Câu 6: Hầu hết vi khuẩn là sinh vật dị dưỡng vì:
Cơ thể nhỏ bé nên không đủ khả năng quang hợp
Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục trong tế bào nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ
Một số di chuyển được như động vật
Tế bào cơ thể chưa có nhân điển hình
Câu7. Cây trồng có được là vì:
A. Quá trình phát tán hạt của thực vật	
B. Sự cải tạo trồng trọt của con người
C. Có sự tiến hoá của thực vật	D. Cả a,b,c đều đúng
Câu 8: Các biện pháp cải tạo cây trồng
A. Cải tạo cây trồng
B. Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng
C. Chăm sóc cây
D. Cả a,b,c
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu các đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?
Câu 3: ( 3 điểm) Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó? 
Đáp án
Môn Sinh học 6 - HKII
Thời gian: 45 phút
I . Trắc nghiệm khách quan: ( 4 điểm), mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
D
A
D
B
C
A
 II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu các đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm? Cho ví dụ minh hoạ
Đặc điểm
Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
Kiểu rễ
Rễ chùm
Rễ cọc
Kiểu gân lá
Gân lá song song, hình cung
Gân lá hình mạng
Số cánh hoa
3; 6
4; 5
Ví dụ
Cây lúa, cây cỏ
Cây nhãn, cây hoa hồng
Câu 2: ( 3 điểm)
Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó? 
Các ngành tảo: chưa có thân, lá, rễ, sống ở nước là chủ yếu
Ngành rêu: Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử, sống ở nơi ẩm ướt
Ngành dương xỉ: Rễ thật, lá đa dạng, có bào tử, sống ở các nơi khác nhau
Ngành hạt trần: Rễ thật, lá đa dạng, có hạt, nón, sống ở các nơi khác nhau
Ngành hạt kín: Rễ thật, lá đa dạng, có hạt, hoa, quả, sống ở các nơi khác nhau
Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007 - 2008
Sinh học 7 
Thời gian: 45 phút
I . Trắc nghiệm khách quan: ( 4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C… chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau
Câu 1: Những lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống là động vật biến nhiệt, đẻ trứngA. Chim, thú, bò sát	B. Cá xương, lưỡng cư, bò sát
C. Cá thu, cá xương, lưỡng cư	D. Cá voi, lưỡng cư, cá mập
Câu 2: Châu chấu, ếch đồng, kanguru, thỏ ngoài hình thức di chuyển khác còn có chung hình thức di chuyển là:
A. Nhảy đồng thời bằng hai chân	B. Bò
C. Đi	D. Leo trèo bằng cách cầm nắm
Câu 3: Những động vật nào dưới đây thuộc lớp cá?
A. Cá voi, cá nhám, cá hồng	B. Cá ngựa, cá voi xanh, cá nhám
C. Cá thu, cá đối, cá bơn	D. Cá chép, lươn, cá heo
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ cá voi thích nghi hoàn toàn ở nước?
Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày	
Chi trước biến đổi thành bơ chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc
Đẻ con và nuôi con bằng sữa
Cả A và B	
Câu 5: Dơi là thú bay lượn được là nhờ:
Thân hình thoi, cánh có nhiều lông mao
Cánh có màng da rộng nối liền, có phủ lông mao thưa, mềm nối liền cánh tay, các xương ngón với mình, chi sau và đuôi
Thân nhỏ, xương nhẹ
Câu B, C đúng
Câu 6: Những con nào sau đây thuộc bộ guốc lẻ:
 A. Lơn, bò, hà mã, trâu,hươu cao cổ, hươu sao,hươu xạ
 B. Tê giác, ngựa, ngựa vằn, voi
 C. Lợn, bò, lợn vòi, ngựa, hươu
 D. Trâu, hà mã, tê giác, lừa	
Câu 7: Điểm giống nhau giữa lớp chim và lớp thú
Thụ tinh trong, đẻ trứng	
Chăm sóc con và nuôi co bằng sữa 
Cơ quan hô hấp là ống khí
Là động vật biến nhiệt
Câu 8: Tập tính kiếm ăn của thỏ là:
Buổi chiều 
Buổi sáng và buổi trưa
Buổi chiều và ban đêm
Buổi trưa
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: ăn sâu bọ, gặm nhấm, ăn thịt.
Câu 2: (3 điểm)
Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học? 
Đáp án
Môn Sinh học 7 - HKII
Thời gian: 45 phút
I . Trắc nghiệm khách quan: ( 4 điểm), mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
C
D
D
B
B
C
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: ăn sâu bọ, gặm nhấm, ăn thịt.
- Bộ thú ăn sâu bọ: gồm những răng nhọn, răng hàm có 3; 4 mấu nhọn 
- Bộ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa lớn, dài, nhọn, răng hàm một khoảng trống hàm
- Bộ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc, răng nanh lớn, dài, nhọn, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc
Câu 2: (3 điểm)
Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học:
1. Sử dụng thiên địch
a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
b. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại 
2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây gây hại
3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại

File đính kèm:

  • docĐẾ KT HKII & ĐÁP ÁN- LỚP 6+7.doc
Đề thi liên quan