Đề kiểm tra học kỳ II - Tiết: 67 - Môn sinh học 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Tiết: 67 - Môn sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS CAO MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ tên: Lớp: 7 Tiết: 67 - MÔN SINH HỌC 7 Ngày kiểm tra: / 5 / 2013 I. Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản: A Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái B. Ưu thế hơn so với sinh sản hữu tính C. Có sự thụ tinh D. Cả A,B,C đều đúng Câu 2. Các hình thức sinh sản vô tính là: A. Sự phân đôi cơ thể B. Sinh con C. Mọc chồi D. Cả A và C đều đúng Câu 3. Các loài nào sau đây sinh sản bằng cách phân đôi: A. San hô, thuỷ tức B. San hô, trùng biến hình C. Trùng biến hình, trùng giày D. Thuỷ tức, trùng roi Câu 4. Động vật thích nghi với môi trường đới lạnh có đặc điểm: A. Lớp mỡ dưới da rất dày B. Bộ lông dày C. Lông có màu trắng(mùa đông) D. Cả A,B,C đều đúng Câu 5. Động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng có đặc điểm: A. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày B. Bộ lông màu nhạt giống màu cát C. Có bướu mỡ (lạc đà) D. Cả A, B,C đều đúng Câu 6. Thằn lắn bóng hô hấp bằng: A. Da B. Phổi C. Phổi và da D. Phổi và túi khí. Câu 7. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là: A. Nạn phá rừng,di dân khai hoang, xây dựng đô thị B. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dại C. Sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, chất thải nhà máy, khai thác dầu khí, giao thông ... D. Cả A,B,C đều đúng Câu 8. Động vật nào sau đây có năm đôi chân bò và năm đôi chân bơi: A. Hải quỳ B. Giun tơ C. Tôm D. San hô Câu 9. Lợi ích của đa dạng sinh học là: A Cung cấp thực phẩm, dược liệu,sản phẩm công nghiệp B. Có tác dụng khống chế sinh học C. Có giá trị văn hoá D. Cả A,B,C đều đúng Câu 10. Động vật nào sau đây có hệ thần kinh hình ống, bộ não và tủy sống phát triển: A. Thuỷ tức B. Cá C. Châu chấu D. Giun đất Câu 11. Biện pháp để bảo vệ sự đa dạng sinh học là: A. Chống ô nhiễm môi trường, tuyên truyền ý nghĩa của đa dạng sinh học B. Cấm đốt,phá,khai thác rừng bừa bãi C. Cấm săn bắt buôn bán động vật D. Cả A,B,C đều đúng Câu 12. Những động vật nào sau đây chưa có Tim: A. Cá B. Ếch C. Giun đất D. Châu chấu II. Tự luận: (7đ) Câu 1: Nêu ưu; nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học?(2đ) Câu 2: Hãy minh họa bằng ví dụ cụ thể về vai trò của thú? (2đ) Câu 3: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Giải thích? (3đ) A. MA TRẬN. NỘI DUNG CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Lớp Thú Câu 2 2đ 20% 1 câu 2đ 20% Sự tiến hóa của động vật C2; 6 0,5đ 5% C1; 10 0,5đ 5% C3; 8 0,5đ 5% C12 0,25đ 2,5% 7 câu 1,75đ 17,5% Động vất và đời sống C4 0,25đ 2,5% C5; 7 0,5đ 5% C9; 11 0,5đ 5% Câu 1 2,5đ 25% Câu 3 2,5đ 25% 7 câu 6,25đ 62,5% TỔNG Điểm % 3 câu 0,75đ 7,5% 4 câu 1đ 10% 4 câu 1đ 10% 2 câu 4,5đ 45% 1 câu 0,25đ 2,5% 1 câu 2,5đ 25% 15 câu 10 đ 100% B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. I. Trắc nghiệm. (3đ) Câu 1: Mỗi đáp án chọn đúng: 0,25 điểm x 12 = 3 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D A D D B D C D B D C II. Tự luận: (7đ) Câu 1: 5 ý mỗi ý 0,5 đ = 2,5đ - Ưu điểm: Tránh gây ô nhiễm môi trường. - Nhược điểm: + Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. + Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật có hại. + Sự tiêu diệt loài này tạo điều kiện cho loài khác phát triển. + Một loài có thể vừa có ích, vừa có hại. Câu 2: 4 ý mỗi ý 0,5 đ = 2đ - Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quí như : sừng, nhung của hươu nai; xương (hổ, gấu ); mật gấu - Cung cấp nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông , ngà, sừng - Cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo: trâu, bò - Làm vật liệu thí nghiệm (chuột, khỉ) ; tiêu diệt động vật có hại cho mùa màng. Câu 3: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Giải thích? (2,5đ) * Đặc điểm cấu tạo thích nghi động vật đới lạnh: - Cấu tạo: 2 ý mối ý 0,5 đ = 1 điểm - Tập tính: 3 ý mối ý 0,5 đ = 1,5 điểm.
File đính kèm:
- KT hoc ki II co ma tran dap an.doc