Đề kiểm tra học kỳ II Toán Lớp 7 - Năm học 2022-2023

docx3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 16/05/2024 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II Toán Lớp 7 - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – TOÁN 7
Thời gian: 90 phút. (06/02/2023)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến?
A. x2+2x+1 	B. 3x2y-1 	 C. -x+2x10 	 D. xy-x
Câu 2: Cho Px=5x3+x-x2+6. Hỏi P(-1) nhận giá trị bằng bao nhiêu? 
A. -1 	B. 9 	C. 3 	D. 0
Câu 3: Gieo một con xúc xắc. Biến cố nào sau đây là biến cố chắc chắn?
A. Số dấu chấm xuất hiện chia cho 3 dư 1	
B. Số dấu chấm xuất hiện là số chính phương
C. Số dấu chấm xuất hiện không vượt quá 6
D. Số dấu chấm xuất hiện là số tròn chục 
Câu 4: Cho tam giác ABC, điểm O nằm trong tam giác và cách đều các đỉnh của tam giác đó. Khẳng định nào sau đây là đúng:
Điểm O là giao điểm ba đường cao của tam giác
Điểm O là giao điểm ba đường trung tuyến của tam giác
Điểm O là giao điểm ba đường phân giác của tam giác
Điểm O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác
Câu 5: Bậc của đa thức Px=-x5+2x3-10x2+6x5+14x-5x⋅x4+61 là:
A. 5 	B. 3 	C. 1 	D. 4
Câu 6: Tìm nghiệm của đa thức Hx=x2-3x+12
A. 12,3 	B. -12,3 	C. ±3,-12 	 D. ±3,12
Câu 7: Cho tam giác MNP cân tại M có độ dài hai cạnh là 3 cm và 7 cm. Đâu là chu vi của tam giác ấy? 
A. 13 cm 	B. 20 cm 	C. 17 cm 	D. 10 cm
Câu 8: Hệ số cao nhất của đa thức 6x3-12x4+x2+3x4-1 là:
A. 3 	 B. 6 	C. 2,5 	D. 1
Câu 9: Cho tam giác ABC có số đo các góc A và B lần lượt là 40° và 100°. Nhận định nào sau đây sai?
A. Tam giác ABC là tam giác tù	B. AC < BC
C. BC = AB 	D. Số đo góc C bằng 40°
Câu 10: Một nhóm học sinh gồm 2 nam và 5 nữ. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh để làm nhóm trưởng. Xác suất để chọn được bạn nam:
A. 12 	B. 25 	C. 17 	D. 27
Câu 11: Cho tam giác ABC có các đường trung tuyến AE và CD cắt nhau tại G. Kéo dài BG cắt cạnh AC tại M. Tính BGGM
A. 2 	B. 3 	C. 12 	D. 23
Câu 12: Cho tam giác ABC cân tại A có AP là đường trung tuyến (P nằm trên cạnh BC). Xét các nhận định:
a) PC = PB	b) ∠BAP < ∠CAP
c) AP ⊥ BC	d) ∆APB= ∆APC 
Trong các nhận định dưới đây, số nhận định đúng là: 
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm) Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp các số chẵn có hai chữ số. 
a) Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn? Biến cố nào là biến cố không thể và biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên?
A: “Số được chọn là số nguyên tố”;
B: “Số được chọn là số không vượt quá 98”;
C: “Số được chọn là số tròn chục”.
b) Tính xác suất của biến cố C.
Câu 3: (2 điểm) Cho các đa thức: 
Mx=-x2+14x3+5x-x3+3x+2
Nx=5x2+x-32x3+2x(-1-52x2)
a) Xác định hệ số cao nhất, hệ số cao nhất của M(x) và bậc của N(x).
b) Tính H(x) = 4.M(x) + N(x) và K(x) = N(x) – M(x)
c) Thực hiện phép chia K(x) cho (x+2)
d) Chứng tỏ rằng x = 0 là nghiệm của N(x) nhưng không là nghiệm của H(x). 
Câu 4: (2,5 điểm) 
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ BD là phân giác của góc ABC (D thuộc AC), trên cạnh BC lấy điểm E sao cho AB = BE.
a. Chứng minh ∆ABD = ∆EBD.
b. So sánh AD và DC. Từ đó đưa ra sắp xếp các cạnh AB, BD và BC theo thứ tự giảm dần của độ dài. 
c. Đường thẳng ED cắt đường thẳng AB tại F, gọi S là trung điểm của FC. Chứng minh ba
điểm B, D, S thẳng hàng.
Câu 5: (0,5 điểm) 
Cho đa thức F(x) = ax2+bx+c với các hệ số a, b, c thỏa mãn 11a – b+5c = 0
Chứng minh rằng F(1) và F(-2) không thể cùng dấu.
- HẾT -

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_toan_lop_7_nam_hoc_2022_2023.docx