Đề kiểm tra học kỳ II Vật lí 6 năm học: 2013 - 2014

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II Vật lí 6 năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN
ĐÊ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6
Cấp độ nhận Mạch thức
 kiến thức
Tổng cộng
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sự nở vì nhiệt của các chất. Nhiệt kế - Đo nhiệt độ
(6 tiết=>50%)
5.0đ
- Biết các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Biết các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Biết nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
- Hiểu được khi thể tích tăng thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm.
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của các loại nhiệt kế thông thường.
- Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và các ứng dụng trong thực tế đời sống.
- Sử dụng được nhiệt kế để đo nhiệt độ.
Số câu
Câu 2,6, IIa,b
Câu 1
Câu 1,5
Câu 3
Câu 2
Số điểm
1.5đ
2.0đ
0.5đ
0.25đ
1.0đ
5.25đ
Sự nóng chảy - sự đông đặc. Sự bay hơi – sự ngưng tụ. Sự sôi
(6 tiết=>50%)
5.0đ
- Biết các khái niệm về sự chuyển thể.
- Biết được nhiệt độ nóng chảy-đông đặc của một số chất.
- Biết được tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.
- Biết được trong quá trình nóng chảy-đông đặc, quá trình sôi nhiệt độ của vật không thay đổi.
Dựa vào biểu đồ xác định được quá trình chuyển thể của vật và nhiệt độ của vật trong quá trình chuyể thể đó.
- Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên.
- Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
Số câu
Câu 4,III
Câu 8,
Câu 3a,b
Câu 7,
Câu 3c
Số điểm
1.25đ
0.25đ
2.0đ
0.25đ
1.0đ
4.75đ
TC số điểm
4.75đ
2.75đ
2.5đ
10.0đ
Tỉ lệ (%)
47.5%
27.5%
25%
100%
HỌ VÀ TÊN:
LỚP:..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
VẬT LÍ 6 
Năm học: 2013 - 2014
A/ Trắc nghiệm:( 4 điểm)
 I . Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: ( 2đ )
Câu 1/ Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một chất lỏng:
A. Khối lượng riêng của vật tăng. 	C. Khối lượng của vật tăng.	
B. Khối lượng của vật giảm.	D. Thể tích của vật tăng.
Câu 2/ Kết luận nào sau đây là sai:
A. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.	
B. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào thể tích chất lỏng.	
C. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió.	
D. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng.	
Câu 3/ Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Tại 40C nước có khối lượng lớn nhất.	 
B. Tại 40C nước có khối lượng nhỏ nhất.	
C. Tại 40C nước có khối lượng riêng lớn nhất.
D. Tại 40C nước có khối lượng riêng nhỏ nhất 
Câu 4/ Nhiệt độ đông đặc của băng phiến là:
A. 600C	C. 800C	
B. 700C	D. 900C.
Câu 5/ Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng:
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.	
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.	
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.	
D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 6/ 1000C trong nhiệt giai Xenxiut tương ứng với:
A. 00F trong nhiệt giai Farenhai.
B. 320F trong nhiệt giai Farenhai. 
C. 1800F trong nhiệt giai Farenhai.	
D. 2120F trong nhiệt giai Farenhai.	
Câu 7/ Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây 	C. Hơi nước.
B. Sương mù.	D. Các đám mây.
Câu 8/ Khi đúc đồng, gang, thép  người ta đã ứng dụng hiện tượng vật lí nào?
 A. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.	C. Sự bay hơi và sự đông đặc.
B. Sự nóng chảy và sự đông đặc.	D. Sự nóng chảy và sự ngưng tụ.
II. Điền từ thích hợp vào ô trống trong các câu sau: ( 1đ )
Trong nhiệt giai (thang nhiệt độ) Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là...; còn trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là...
Để đo nhiệt độ cơ thể người, ta dùng ., nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là .
III . Ghi chữ (Đ) vào ô đúng nếu câu khẳng định là đúng hoặc (S) vào ô sai nếu câu khẳng định là sai (1đ).
Nội dung
Đúng
Sai
1. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy giống nhau.
..
..
2. Nhiệt độ càng cao, gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng nhanh.
..
..
3. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
..
..
4. Trong quá trình đông đặc nhiệt độ của chất lỏng sẽ giảm xuống.
..
..
B/ Tự luận ( 6 điểm ) 
Câu 1/ ( 2 điểm)
Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí?
Câu 2/( 1 điểm )
Khi tra cán dao hay rựa người thợ rèn thường hơ nóng khâu sắt trước khi tra vào cán. Tại sao phải làm như vậy?
Câu 3/ ( 3 điểm ) 
Dưới đây là bảng thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất.
Thời gian( phút)
0 
1
2
3
4
5
6
7
8
Nhiệt độ(0C)
-7
-5
-2
0
0
0
2
5
7
Dựa vào bảng trên
Quá trình trên là quá trình nóng chảy hay đông đặc? Chất đó là chất nào? 
Nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc của nó là bao nhiêu? Ở phút thứ 7 nó ở thể gì?
Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian theo bảng trên?
ĐÁP ÁN:
A/ Trắc nghiệm:( 4 điểm)
 I . Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: ( 2đ )
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
B
A
C
C
D
D
C
D
( Mỗi ý đúng cho 0.25 điểm)
II. Điền từ thích hợp vào ô trống trong các câu sau: ( 1đ )
00C...; 320F...
nhiệt kế y tế, 35.
( Mỗi từ điền đúng cho 0.25 điểm)
III . Ghi chữ (Đ) vào ô đúng nếu câu khẳng định là đúng hoặc (S) vào ô sai nếu câu khẳng định là sai (1đ).
1 – S;	2 – Đ	3 – S;	4 – S
( Mỗi ý đúng cho 0.25 điểm)
B/ Tự luận ( 6 điểm ) 
Câu 1/ ( 2 điểm)
Nêu được khái niệm sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí	( 1.0 điểm )
So sánh 
Câu 2/( 1 điểm )
Khi tra cán dao hay rựa người thợ rèn thường hơ nóng khâu sắt trước khi tra vào cán là để cho khâu sắt nóng lên nở rộng ra tra vào cán dễ, sau khi để nguội khâu sắt co lại siết chặt vào chuôi làm cho cán cành chặt hơn.	( 1.0 điểm )
Câu 3/ ( 3 điểm ) 
Dựa vào bảng trên
Quá trình trên là quá trình nóng chảy. Chất đó là đá nước. 	( 1.0 điểm )
Nhiệt độ nóng chảy của nó 00C. Ở phút thứ 7 nó ở thể lỏng.	( 1.0 điểm )
Học sinh vẽ đúng đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian theo bảng:( 1.0 điểm )

File đính kèm:

  • docDEMA TRANDAP AN KIEM TRA KI 2 VAT LY 6 20132014.doc
Đề thi liên quan