Đề kiểm tra học kỳ môn ngữ văn 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ môn ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT Hưng Hà Đề kiểm tra học kỳ môn ngữ Văn 6 Trường THCS Hoà Tiến (Thời gian làm bài 90’) Phần I: Trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chỉ chọn một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. “Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” 1, Đoạn văn trên được viết theo PTBĐ nào? A, Biểu cảm; B, Tự sự; C, Miêu tả; D, Nghị luận. 2, Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy A, Ngôi thứ nhất; B, Ngôi thứ hai; C, Ngôi thứ ba; D, Ngôi thứ nhất số nhiều. 3, Đoạn văn trên nhằm mục đích gì? A, Tả cảnh sông nước; B, Nêu cảm nghĩ về lụt lội; C, Kể người, kể việc; D, Bàn về tác hại của lụt lội. 4, Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào? A, Theo thứ tự thời gian; B, Kết quả trước, nguyên nhân sau; C, Trên núi trước, dưới nước sau; D, Không theo thứ tự nào, 5, Trong câu “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi.” có mấy cụm động từ? A, Một; B, Hai; C, Ba; D, Bốn. 6, Trong câu “Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” có mấy cụm danh từ? A, Một; B, Hai; C, Ba; D, Bốn. Phần II: Tự luận Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện “Con hổ có nghĩa” để kể lại câu chuyện ấy. Đáp án và biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm (3đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 b c c a c b Phần I: Tự luận 1, Yêu cầu chung: + Về nội dung: Kể được các sự việc, nhân vật và hành động chính trong phần đầu truyện “Con hổ có nghĩa” (bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ), không nhầm sang đoạn 2 kể chuyện bác tiều cứu con hổ trán trắng. + Về hình thức: Do đóng vai bà đỡ Trần nên phải thay đổi ngôi kể và lời văn trong bài viết cho phù hợp với người kể. Dù ngắn hay dài, bài viết phải có ba phần đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài. Văn viết sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. 2, Dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh: ban đêm, đang ở nhà, đột nhiên hổ xuất hiện bắt đi. (Người kể xưng tôi) b. Thân bài: Kể lại quá trình đỡ đẻ cho hổ cáI theo trình tự trong truyện: - Ban đầu tôi sợ như thế nào? - Sau đó hổ dưa tôi đến đâu, gặp hổ cái trong tình trạng như thế nào? - Tôi đã quan sát và giúp đỡ hổ đẻ như thế nào? - Sau khi hổ cái đẻ được, hổ đực đã làm những gì? c. Kết bài: Kết quả và tác dụng của món quà mà hổ tặng. 3, Biểu điểm a, Hình thức (2đ): bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày (1đ); sử dụng đúng ngôi kể (1đ). b, Nội dung (5đ): Mở bài (1đ), Thân bài (3đ), Kết bài (1đ)
File đính kèm:
- de kiem tra HKI(2).doc