Đề kiểm tra học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012 - 2013 môn: ngữ văn lớp 6

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012 - 2013 môn: ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH LỤC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: 
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông…”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II) 
Câu 2: (6 điểm)
Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết:
…Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng …

Lượm ơi, còn không?
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: (10 điểm)
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện ấy.


...................Hết.....................

KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012 – 2013
Hướng dẫn chấm môn: Ngữ văn lớp 6
Câu 1: (4 điểm)
- Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: (2 điểm) (Đúng mỗi ý sau đây cho 1 điểm)
+ Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ…đầy đặn”; “Y như một mâm lễ phẩm…biển Đông” (1 điểm)
+ Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và đặc biệt hình ảnh ẩn dụ “quả trứng…hửng hồng” (1 điểm)
- Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ (2 điểm)
 (Đúng mỗi ý sau cho 1 điểm)
+ Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi. (1 điểm)
+ Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động. (1 điểm)
Câu 2: 6 điểm
Học sinh nêu được các ý sau:
- Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn (1 điểm)
- Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. (1 điểm)
- Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước. (1 điểm)
- Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ. 
 (1 điểm)
+ Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật. (2 điểm)
+ Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi chúng ta. (1 điểm) 
Câu 3: 10 điểm
Yêu cầu về hình thức: 2 điểm
- Xác định đúng bài văn kể chuyện tưởng tượng dùng ngôi kể thứ nhất (cây bàng kể chuyện)
- Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ
- Không mắc lỗi chính tả
(Nếu sai một trong các lỗi trên trừ 0,5 điểm)
Yêu cầu về nội dung: 8 điểm
Bài viết phải rèn được bố cục sau:
1) Mở truyện (1 điểm): Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện
2) Diễn biến truyện (6 điểm):
- Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào? (1 điểm)
- Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót xa khi mình bị thương và oán trách những hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của những đối tượng trên. (3 điểm)
- Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung). (1 điểm)
3) Kết thúc truyện (1 điểm):
Qua nghe cây non tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
* Lưu ý: Cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm.



- Hết -


TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG 
	 Năm học 2012- 2013
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
 Đề chẵn	 Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề)	

Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được xác định trong đoạn văn sau:
 “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ…”
 (Võ Quảng)
Câu 2: (7 điểm ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trờiMiền Nam đang thắng, mơ ngày hộiRước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!”
 (Bác ơi – Tố Hữu)
__________________________________

Ghi chú: Người coi thi không giải thích gì thêm




















TRƯỜNG THCS ĐẠI NÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG 
	 Năm học 2012- 2013
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Đề lẻ	Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề)	

Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được xác định trong đoạn văn sau:
 “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Qủa trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng…”
 (Nguyễn Tuân)
Câu 2: (7 điểm ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương taThương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình, cho hết thảyNhư dòng sông chảy, nặng phù sa.”
 ( Theo chân Bác – Tố Hữu)
__________________________________

Ghi chú: Người coi thi không giải thích gì thêm

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC 2012 - 2013
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian chép đề)


Câu 1: ( 6.0 điểm): 
Viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong “ Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh.
Câu2 (14,0 điểm):

 Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham vùng sông nước Cà Mau.
 Dựa vào văn bản “ Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hoà giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam Tổ quốc.





HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 6

Câu 1 ( 6 điểm): 

a. Đáp án: 
Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức: 
- Viết đúng chủ đề đoạn văn theo yêu cầu: suy nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong “ Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh.
- Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra được:
* Vẻ đẹp ở nhân vật Kiều Phương ( có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, độ lượng…	).
* Vẻ đẹp ấy đã tác động mạnh mẽ đến người anh…
* Bộc lộ được tình cảm đối với nhân vật ( trân trọng, cảm phục...).
+ Về kỹ năng:
 - Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.
 - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả…
b. Biểu điểm:
 - Viết được đoạn văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng: 5.0-> 6.0điểm.
- Đoạn văn cơ bản đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn hạn chế về kỹ năng: 3.0 -> 4.0 điểm.
- Đoạn văn còn sơ sài: 1.0-> 2.0 điểm
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Lưu ý:
 - Trân trọng và khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, có tố chất.
- Nếu thí sinh viết chung chung về truyện ngắn Bức tranh em gái tôi nhưng trong đó vẫn đề cập đến suy nghĩ của bản thân về nhân vật Kiều Phương thì cho không quá 1/ 2 số điểm của câu.
Câu 2(14,0 điểm):
I. Yêu cầu:
1. Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản "Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh giỏi văn, bài viết cần tập trung kể lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả được vẻ đẹp của vùng sông nước cà Mau. Tập trung kể và tả các cảnh:
- Vẻ đẹp chung của thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau
- Vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Năm Căn.
- Vẻ đẹp độc đáo, trù phú và cuộc sống tấp nập của chợ Năm Căn
- Tưởng tượng miêu tả thêm: vẻ đẹp của sông ngòi kênh rạch, dòng nước sông Năm Căn….
Có thể trình bày nhiều cách khác nhau, dưới đây là một cách lập ý:
* Mở bài: Giới thiệu lí do có chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được đi tham quan vùng sông nước cà Mau 
* Thân bài:
- Kể và tả khái quát trên đường đến Cà Mau(phương tiện đi, quang cảnh thiên nhiên, con người, cảm xúc cá nhân…).
- Kể và tả những ngày ở Cà Mau. Chú ý làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Cà mau ( ý chính).
* Kết bài: Cảm xúc, ấn tượng khi tạm biệt Cà Mau
2. Về kĩ năng: Biết tạo lập một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm…. Bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, diễn đạt giàu hình ảnh, chữ viết đẹp ít mắc lỗi chính tả.
II. Cách cho điểm:
- Điểm 12-13-14: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Trình bày cân đối, bố cục rõ, chữ viết đẹp, diễn đạt có chất văn.
- Điểm 9-10-11: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề. Có thể mắc một số lỗi về chính tả và ngữ pháp.
- Điểm 7-8 : Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng một nửa yêu cầu về nội dung.
- Điểm 4-5-6: Hiểu đề lơ mơ. Chủ yếu đi vào kể lể. Chưa làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Cô Tô.
- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu đề. Nội dung sơ sài, kĩ năng kém, chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả và trình bày.
- Điểm 0: Bài để giấy trắng.
 ________________________________-


File đính kèm:

  • docde kscl.doc