Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học - Đề 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh Học - Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 9 Môn: Sinh học Thời gian làm bàI: 150 phút. Đề 2 Câu 1. Vì sao Men đen thường tiến hành thí nghiệm trên loại đậu Hà Lan? Những địng luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? Câu 2. Biến dị tổ hợp là gì? Hãy nêu thí dụ: Giải thích vì sao biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở hìnhthức sinh sản hữu tính và hạn chế xuất hiện ở sinh sản vô tính? Câu 3. So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập về hai cặp tính trạng. Câu 4. Lai giữa hai dòng ruồi giấm, người ta thu được kết quả như sau: 140 cá thể có thân xám, lông ngắn. 142 cá thể có thân xám, lông dài. 138 cá thể có thân đen, lông ngắn. 139 cá thể có thân đen, lông dài. Biết mổi tính trạng do 1 gen nằm trên 1NST thường khác nhau quy định; thân xám và lông ngắn là hai tính trạng trội. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai. Câu 5. ở một loài thực vật hai cặp tính trạng dạng hoa và kích thước lá đài di truyền độc lập với nhau. Biết rằng hoa kép trội so với hoa đơn và lá đài dài trội so với lá đìa ngắn. Cho các cây F1 được tạo ra từ cặp bố mẹ thuần chủng lai với nhau, F2 có kết quả: 630 cây hoa kép, lá đài dài. 210 cây hoa kép, lá đài ngắn. 210 cây hoa đơn, lá đài dài. 70 cây hoa đơn, lá đài ngắn. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F1. Qua đó suy ra kiểu gen, kiểu hình của cặp P thuần chủng đã nêu và lập sơ đồ minh họa. Câu 6. Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn, số nuclêôtít của gen I bằng 2/5 số nuclêôtít của gen II. Hai gen nhân đôi với tổng số 8 lần, riêng gen I đã nhận của môi trường 8400 nuclêôtít. Xác định. Chiều dài của mỗi gen. Số lần nhân đôi của mỗi gen. Số lượng nuclêôtít môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen và số lượng nuclêôtít có trong tất cả các gen được tạo ra.
File đính kèm:
- De HSG lop 9 D2.doc