Đề kiểm tra học sinh giỏi năm học 2007 – 2008 môn: lịch sử 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi năm học 2007 – 2008 môn: lịch sử 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đầm hà Trường THCS Đại Bình đề kiểm tra học sinh giỏi năm học 2007 – 2008 Môn: Lịch sử 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Em hãy chọn trật tự đúng thể hiện sự xuất hiện của các triều đại Việt Nam trong lịch sử: A. Văn Lang, Vạn Xuân, Âu Lạc. B. Vạn Xuân, Văn Lang, Âu Lạc. C. Âu Lạc, Vạn Xuân, Văn Lang. D. Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân. Câu 2: Em hãy trình bày những nét chính biểu hiện sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ III? Câu 3: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Vẽ sơ đồ minh hoạ Câu 4: Nhà nước Âu Lạc đã sụp đổ như thế nào trước cuộc xâm lược của Triệu Đà? Theo em sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? Câu 5: Cuộc khởi nghĩa bà triệu diễn ra vào năm nào? A. 248 B. 284 C. 528 D. 824 Câu 6: Nước vạn xuân được thành lập vào năm nào? A. 445 B. 544 C. 454 D. 554 ===== Hết ===== Đáp án – Biểu điểm Môn: Lịch sử 6 Năm học: 2007 – 2008 Đáp án Biểu điểm Câu 1: Chọn D 1 đ Câu 2: ( 7 điểm) - Về nông nghiệp: + Từ thế kỉ I việc dùng trâu, bò kéo trong cày bừa đã phổ biến; có đề phòng lụt; có nhiều kênh, ngòi. Trồng hai vụ lúa trong năm. + Có nhiều loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú; có kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” trong trồng trọt. - Về thủ công nghiệp: + Nghề rèn sắt phát triển. + Về công cụ: Có rùi, mài, quốc… + Về vũ khí: có kiếm, giác, lao… + Về dụng cụ: có nồi gang chân đèn, nhiều đinh sắt… + Dùng lưới khai thác san hô, bịt cựa gà chọi bằng sắt. + Nghề gốm cổ truyền cùng phát triển. Biết tráng men và trang trí trên đồ gốm, sản phẩm gốm ngày càng phong phú về chủng loại. + Nghề dệt phát triển: cùng với vải bông, vải sợi, vải gai, vải tơ,…còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. - Về thương nghiệp: + Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công được đem trao đổi ở các chờ làng, nơi đông dân cư. - Có cả người Trung Quốc, ấn Độ, …đến trao đổi buôn bán. 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 2 đ Câu 3: Học sinh nêu đúng các ý được Hùng Vương lên ngôi đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc ( Việt Trì, Phú Thọ ) 1 điểm Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành : Đứng đầu bộ là Lạc Tướng, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ Chính ( 1 điểm ) Sơ đồ Hùng Vương Lạc Hầu – Lạc Tướng ( Trung Ương ) Bồ chính ( chiềng, chạ) Bồ chính ( chiềng, chạ Bồ chính ( chiềng, chạ Lạc Tướng ( bộ ) Lạc Tướng ( bộ ) 2 đ 2 đ Câu 4: Học sinh trình bày được các ý Triệu Đà mang nặng tư tưởng bành trướng, muốn chiếm Âu Lạc Quân dân Âu Lạc đoàn kết, dũng cảm chiến đấu với vũ khí tốt đã đánh bại cuộc tấn công của Triệu Đà giữ vững độc lập Trước thất bại đó, Triệu Đà sai quân xâm lược Âu Lạc An Dương Vương mất cảnh giác không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên đã thất bại. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ Bài học : Luôn cảnh giác với kẻ thù, có sự đoàn kết dân tộc, bí mật quân sự phải đảm bảo tuyệt đối 4 đ Câu 5: Chọn A 1 đ Câu 6: Chọn B 1 đ ===== Hết =====
File đính kèm:
- De giao luu HSG Su 6.doc