Đề kiểm tra học sinh giỏi năm học 2007 – 2008 môn: Sinh Học 7

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi năm học 2007 – 2008 môn: Sinh Học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đầm hà
Trường THCS Đại Bình
đề kiểm tra học sinh giỏi
năm học 2007 – 2008
Môn: Sinh học 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Em hãy cho biết các bộ phận di chuyển của một số Động vật nguyên sinh sau:
	- Trùng roi.
	- Trùng biến hình.
	- Trùng giày. 
	- Trùng kiết lị.
	- Trùng sốt rét. 
Câu 2: Em hãy ghép thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
1- Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng của cơ thể.
2- Cơ thể đối xứng toả tròn, thường hình trụ hay hình dù với hai lớp tế bào.
3- Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4- Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có vỏ đá vôi.
5- Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ không phân đốt.
a- Ngành chân khớp.
b- Các ngành giun.
c- Ngành ruột khoang.
d- Ngành thân mềm.
e- Ngành động vật nguyên sinh.
Câu 3: Hãy nêu vòng đời của giun đũa? Cách phòng chống? 
Câu 4: Hãy nêu đặc điểm chung của Ngành giun đốt? Lợi ích và tác hại của giun đốt?
Câu 5: Lựa chọn những câu thích hợp để kiền vào bảng sau:
Tên đại diện
Đặc điểm nơi sống
Hoạt động
Tập tính tự vệ
1. Cá cóc tam đảo
2. ễnh ương lớn
3. Cóc nhà
4. ếch cây
5. ếch giun
Những câu lựa chọn
- Chủ yếu sống trong nước
- Chủ yếu sống trên cạn
- ưa sống ở nước hơn
- Chủ yếu sống trên cây, bụi cây
- Sống chui luồn trong hang đất
- Ban đêm
- Chủ yếu ban đêm
- Chiều và ban đêm
- Cả ngày và đêm
- Trốn chạy, ẩn nấp
- Doạ nạt
- Tiết nhựa độc
Câu 6 : Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc? Phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ ?
===== Hết =====
Đáp án – biểu điểm
Môn: Sinh học 7
Năm học: 2007 – 2008
Đáp án 
Biểu điểm
Câu 1: (2,5 điểm)
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Đại diện
Hình thức di chuyển
Trùng roi
Roi
Trùng biến hình
Chân giả
Trùng giày
Lông bơi
Trùng kiết lị
Chân giả 
Trùng sốt rét
Tiêu giảm
Câu 2: (2,5 điểm)
1 – e ;	2 – c	3 – b ;	4 – d ;	5 – a ;
0,5 đ x 5
(2.5 đ)
Câu 3: 
* Vòng đời:	 Giun đũa 	 Đẻ trứng 	 ấu trùng trong trứng 
	 Thức ăn sống
	 Ruột non
	 ( ấu trùng )
	 Máu, gan, tim, phổi
* Phòng chống 
	- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống
	- Tẩy giun định kỳ
( 2.5 điểm )
( 1 điểm )
Câu 4: 
* Đặc điểm chung 
	- Cơ thể dài phân đốt, có thể xoang.
	- Hô hấp qua da hay mang
	- Hệ tuần hoàn kín, máu đỏ.
	- Hệ tiêu hoá phân hoá.
	- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và giác quan phát triển
	- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
* Lợi ích và tác hại 
	- Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí màu mỡ.
	- Hút máu người và động vật, gây bệnh.
( 2 điểm )
( 1 điểm )
Câu 5: (2,5 điểm)
Tên đại diện
Đặc điểm nơi sống
Hoạt động
Tập tính tự vệ
1. Cá cóc tam đảo
Chủ yếu sống trong nước
Chủ yếu ban đêm
Trốn chạy, ẩn nấp
2. ễnh ương lớn
ưa sống ở nước hơn
Ban đêm
Doạ nạt
3. Cóc nhà
Chủ yếu sống trên cạn
Chiều và ban đêm
Tiết nhựa độc
4. ếch cây
Chủ yếu sống trên cây, bụi cây
Ban đêm
Trốn chạy, ẩn nấp
5. ếch giun
Sống chui luồn trong hang đất
Cả ngày và đêm
Trốn chạy, ẩn nấp
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6: (2,5 điểm)
- Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc: Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối cùng có guốc bao bọc, chân cao, diện tích tiếp xúc của guốc hẹp nên chúng chạy nhanh.
- Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ:
thú Guốc chẵn
thú Guốc lẻ
Gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.
Gồm thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác).
0,5 đ
3 đ
===== Hết =====

File đính kèm:

  • docDe giao luu HSG sinh 7.doc
Đề thi liên quan