Đề kiểm tra học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 4 (Có đáp án) - Năm học 2013-2014

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 4 (Có đáp án) - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số báo danh: 
Phòng thi số: 
Điểm:
Bằng chữ:
BÀI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn Toán – Lớp 4
(Thời gian: 60 phút)
Người coi
(Kí và ghi tên)
Người chấm
(Kí và ghi tên)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:
Bài 1. Giá trị của biểu thức: 428 + 1637 x 5 là:
A. 8613	B. 8615	C. 8612	D. 8614
Bài 2. Tổng của hai số là 999. Tỉ số của hai số đó là . Số lớn là? 
A. 444 B . 455 C. 555 	D. 111
Bài 3. Hiệu hai số là số chẵn lớn nhất có ba chữ số. Tỉ số của hai số đó là . Số bé là?
 	A.1497 B. 998 C. 2595 	D. 499
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1. Tìm giá trị của x :
a) 429 : (x + 31) = 11
b) x : (1001 : 13) = 29
c) 150 : (x – 37) = 25
Bài 2. a) Trong dãy số tự nhiên, hai số tròn chục liên tiếp hơn (kém) nhau mấy đơn vị?
	b) Trong dãy số tự nhiên, hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau mấy đơn vị?
Bài 3. 
Tìm các phân số có mẫu số là 20, lớn hơn nhưng bé hơn 
Bài 4. 
Tuổi bố của Tuấn và tuổi ông của Tuấn cộng lại được 100 tuổi. Tuổi ông của Tuấn và tuổi Tuấn cộng lại được 70 tuổi. Tuổi của Tuấn bằng tuổi của bố. Hỏi mỗi người bao nhiêu tuổi?
Bài 5. Tìm số trung bình cộng của tất cả các số, mỗi số có đủ bốn chữ số 0, 3, 2, 4.
Số báo danh: 
Phòng thi số: 
Điểm:
Bằng chữ:
BÀI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn Tiếng Việt – Lớp 4
(Thời gian: 60 phút)
Người coi
(Kí và ghi tên)
Người chấm
(Kí và ghi tên)
Câu 1. Hãy giải nghĩa các câu thành ngữ sau.
- Môi hở răng lạnh
- Một nắng hai sương
Câu 2. Tìm từ ghép, từ láy trong các từ sau :
	ồn ã, tươi tốt, đánh đập, ấm áp, mãi mãi, êm ái, ít ỏi, đi đứng
Câu 3. Hãy chia đoạn văn sau thành các câu rồi đánh dấu phẩy, dấu chấm và viết hoa cho đúng.
Một lần Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần sai dựng một cái lầu cao mời ông lên chơi rồi cất thang đi không còn lối xuống ông đành ở lại trên lầu lầu chỉ có hai pho tượng phật hai cái lọng một bức trướng thêu ba chữ “ Phật trong lòng” và một vò nước.
Câu 4. Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:
Tinh thần, xông lên, nhận khuyết điểm, cứu bạn, nói lên sự thật.
Câu 5. Em hãy tả cây bưởi nhà em ( hoặc cây bưởi nhà hàng xóm mà em biết) đang mùa ra hoa, kết trái.
	ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT 4
Câu 1. (2 điểm)
- Thành ngữ “Môi hở răng lạnh” ý nói anh em, chị em trong một gia đình phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau vì người này gặp chuyện không may thì người khác cũng bị thiệt thòi.( 1 điểm)
- Thành ngữ : “Một nắng hai sương” ý nói sự vất vả, nhọc nhằn, lặng lẽ, triền miên của người nông dân phải lao động liên tục trong ngày từ sáng sớm đến chiều tối.(1 điểm)
Câu 2. (4 điểm) Đúng mỗi từ được 0,5 điểm
	- Các từ ghép là : tươi tốt, đánh đập, mãi mãi, đi đứng
	- Các từ láy là : ồn ã, ấm áp, êm ái, ít ỏi
Câu 3. (4 điểm) Đúng mỗi dấu phẩy, mỗi dấu chấm và viết hoa đúng được 0,4 điểm.
Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “ Phật trong lòng” và một vò nước.
Câu 4. (2 điểm)
- Đúng mỗi từ được 0,4 điểm
Câu 5. (8 điểm)
	- Phần mở bài giới thiệu đúng cây bưởi đang thời kỳ ra hoa, kết trái tối đa 1 điểm
	- Phần thân bài tối đa 6 điểm
	- Phần kết bài tối đa 1 điểm.
Tuỳ mức độ có thể cho 8 - 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3, 5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1.
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN LỚP 4
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Đúng mỗi bài được 1 điểm.
Bài 1: Đáp án – A
Bài 2: Đáp án – C
Bài 3: Đáp án – A
II. PHẦN TỰ LUẬN (17 điểm)
Bài 1. (3 điểm) Đúng mỗi phần được 1 điểm
a) 429 : (x + 31) = 11	 b) x : (1001 : 13) = 29 c) 150 : (x – 37) = 25
	 x + 31 = 429 : 11 x : 77 = 29 x – 37 = 150 : 25
	 x + 31 = 39	 x = 29 x 77 x – 37 = 6
	 x = 39 – 31	 x = 2233 x = 6 + 37
	 x = 8 x = 43
Bài 2. (2điểm)
a) Trong dãy số tự nhiên, hai số tròn chục liên tiếp hơn (kém) nhau 10 đơn vị (1 điểm)
b) Trong dãy số tự nhiên, hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị (1 điểm)
Bài 3. (4điểm) 
	Gọi tử số của phân số cần tìm là x. Ta có:
	 < < 	 ( 1 điểm)
	 Hay < < ( 0,5 điểm)
	 < < ( 0,5 điểm)
	Suy ra 28 < X x 3 < 32 ( 0,5 điểm)
	Vậy X x 3 = 30 nên X = 10 ( 0,75 điểm)
	Phân số đó là: ( 0,75 điểm)
Bài 4. (5 điểm)
	Theo đề toán ta có:
	Tuổi ông + tuổi bố = 100 tuổi ( 0,5 điểm)
	Tuổi ông + tuổi Tuấn = 70 tuổi	 ( 0,5 điểm)	
	Suy ra tuổi bố hơn tuổi Tuấn là:
	100 – 70 = 30 ( tuổi) ( 1 điểm)
	Ta có:
	Tuổi Tuấn: 1 phần
	Tuổi bố: 7 phần như thế ( 0,5 điểm)
	Tuổi của Tuấn là:
	30 : ( 7 – 1 ) x 1 = 5 ( tuổi) ( 0,75 điểm)
	Tuổi của bố Tuấn là:
	5 x 7 = 35 ( tuổi) ( 0,75 điểm)
	Tuổi ông Tuấn là:
	100 – 35 = 65 ( tuổi) ( 0,75 điểm)
	Đáp số: 	Tuấn: 5 tuổi
	Bố Tuấn: 35 tuổi
	Ông Tuấn: 65 tuổi. ( 0,25 điểm)
Bài 5.( 3 điểm)
	 Với bốn chữ số 0, 3, 2, 4 ta viết được các số có đủ bốn chữ số đó là:
	2034 	3024 	4023
	2043 	3042 	4032
	2304 	3204 	4203
	2340 	3240 	4230
	2403 	3402 	4302
	2430 	3420 	4320 ( 1 điểm)
	Ta nhận thấy mỗi chữ số khác 0 xuất hiện ở hàng nghìn 6 lần, ở hàng trăm 4 lần, ở hàng chục 4 lần, ở hàng đơn vị 4 lần. ( 0,75 điểm)
	Vậy, tổng các số đó là:
	( 3 + 2 + 4 ) x ( 6000 + 400 + 40 + 4 ) = 57996 ( 0,5 điểm)
	Trung bình cộng của cá số đó là:
	57996 : 18 = 3222 ( 0,5 điểm)
	Đáp số: 3222 ( 0,25 điểm)

File đính kèm:

  • docLớp 4.doc