Đề kiểm tra học sinh giỏi Văn lớp 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi Văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề
Câu 1: Viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bàiKhicontuhúcủa Tố Hữu
Câu 2: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
- Chép tiếp cho đến hết bài
- Câu thơ được trích từ bài thơ nào? Tác giả?
- Trình bày cảm nhận về đoạn thơ
Câu 3: “ Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông
 Lúc tột cùng là dòng huyết chảy”
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam không chỉ được thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà còn được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm văn học
 Qua ba văn bản: Chiếu dời đô ( Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi), em hãy làm rõ điều đó
Hướng dẫn:
Câu 1: - Hình thức: Viết đoạn văn diễn dịch, đủ số câu theo qui định.
- Nội dung: - Bức tranh thiên nhiên mùa hè rộn ràng, tràn trề sự sống, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, ngọt ngào hương vị.
 Chú ý chi tiết: tiếng ve ran trong vườn, trái cây đượm ngọt, hạt ngô vàng trên sân đầy nắng, lúa chiêm đương chín ngoài đồng, diều sáo bay lượn trên bầu trời cao rộng
 - Tình yêu thiết tha c/s, niềm khao khát TD, sự nhạy cảm, tinh tế của người chiến sĩ- thi sĩ Tố Hữu
Câu 2:
+ Yêu cầu: 
Chép đúng theo bản trong SGK
Tên bài thơ, tác giả
Cảm nhận về đoạn thơ:
 - Nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê
 - ND: nỗi nhớ cụ thể, chân thành, nồng hậu, thắm thiết đ/v quê hương, thể hiện t/y, sự gắn bó máu thịt với q/h khi xa quê ra Huế học
 “ Mười lăm tuổi xa nhà ra Huế học
 Tôi bắt đầu cùng các bạn làm thơ
Nhng vần điệu đầu tiên gửi về quê mẹ
Bài Quê hương muối mặn đến bây giờ
 ( Gửi Quảng Ngãi- TH)
Câu 3:
Đảm bảo các ý:
* Giải thích: - Lòng yêu nước là t/y non sông đất nước, con ng, lòng tự hào về truyền thống lịch sử, lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu bảo vệ đ/n, khát vọng XD đ/n giàu mạnh
 - Biểu hiện của lòng y/n trong 3 VB
* Chứng minh:
a. Lòng căm thù giặc sâu sắc
- Lên án, tố cáo tội ác của giặc
- Bộc lộ sự đau đớn xót xa, lòng căm thù giặc sôi sục ( Hịch tướng sĩ)
b. Tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù XL
- Sẵn sàng xả thân , hi sinh để cứu nước
- Khích lệ lòng y/n, động viên tinh thần trung quân ái quốc sẵn sàng c/đ chiến thắng kẻ thù XL ( Hịch tướng sĩ)
c. Tinh thần tự hào dân tộc
- Tự hào về độc lập chủ quyền dân tộc
- Tự hào về sức mạnh của chính nghĩa ( Bình Ngô đại cáo)
d. Khát vọng XD một đất nước độc lập, thống nhất, vững bền & ý chí tự cường của dân tộc ( Chiếu dời đô)
Đề 
Câu1: Sách GK nhận xét: “ Bài Nhớ rừng tràn đầy cảm xúc lãng mạn”. Em hiểu thế nào là “lãng mạn”? Cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ “ Nhớ rừng” như thế nào?
Câu 2: Chỉ ra tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong các câu sau:
a. Lom khom dưới, núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
b.Đâu nhg chiều lênh láng máu sau rừng
 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
Câu 3: M. Go-rơ-ki từng nói: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
Câu nói đó gợi cho em nhg suy nghĩ gì
Hướng dẫn:
Câu 1: 
- Bài thơ NR là bài thơ hay của TL, của phong trào TM. Điểm nổi bật của t/h LM là giàu mộng tưởng, khát vọng & cảm xúc. Tâm hồn LM ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, sự gò bó & sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bày nhg c/x thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi đau
- Cảm xúc LM trong NR được thể hiện: + Hướng về t/g mộng tưởng lớn lao, phi thường, tráng lệ bằng cảm giác trào dâng mãnh liệt. T/g ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. T/g mộng tưởng trong bài chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ & kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm 
 + Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hùm thiêng khi sa cơ lỡ vận
Câu 2:
a.Đảo vị ngữ- từ láy lên đầu câu: lom khom, lác đác
Đảo DT chỉ s/v lên trước lượng từ
=> Nhấn mạnh h/a’, đặc điểm của cảnh sắc đèo Ngang lức chiều tà: bóng dáng, động tác của ng tiều phu dưới núi, sự lèo tèo thưa thớt của vài lều chợ ven sông-> Cảnh có con ng, có c/s của con ng nhưng nhỏ bé, xa vời, ít ỏi, thưa thớt dễ chìm lắng vào cảnh mênh mông đồi núi lúc trời chiều=> Cảnh ĐN càng thêm hoang sơ, vắng lặng heo hút, càng tăng thêm nỗi buồn, cô đơn trong lòng ng xa xứ
b. Đảo lênh láng máu, chết mảnh mặt trời=> Tạo ấn tượng đậm nét về màu sắc rực, chói, gắt của ánh nắng mặt trời khi sắp tắt-> liên tưởng đến ko/gian như một bãI chiến trường vừa xảy ra trận huyết chiến dữ dội
Câu 3:
* Giải thích: - Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là s/p tinh thần của nhân loại
 - Sách là nguồn kiến thức: nguồn kiến thức của nhân loại chứa đựng trong sách, đó là tri thức về KHTN, KHXH….
 - Chỉ có kiến thức mới là con đường sống: là cách nói đề cao tôn vinh tác dụng, tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống của xã hội loài người
=> Câu nói nhằm nhấn mạnh đề cao vai trò TQT của sách, của tri thức nhân loại, đồng thời khuyên răn con người phảI biết giữ gìn, bảo quản, trân trọng sách
* Vì sao lại khẳng định như vậy
- Nguồn kiến thức chứa đựng trong sách vô cùng phong phú, đa dạng
- Không có sách-> ko có tri thức
- Sách giúp con ng mở mang tri thức, khám phá bí mật của TN-> chinh phục thiên nhiên- vũ trụ
- Sách giúp con ng có k/n sống, có đạo lí làm ng, hình thành nhân cách…
* Phải yêu sách, sử dụng sách có hiệu quả
- Tạo thói quen đọc sách
- Biết giữ gìn sách cẩn thận
- Lựa chọn sách tốt, tránh đọc sách có hại


File đính kèm:

  • dochsg van 8.doc