Đề kiểm tra khảo sát chất lượng giữa kỳ I Môn: Ngữ Văn 6

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng giữa kỳ I Môn: Ngữ Văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:…………………….
Lớp:……
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I
Môn: Ngữ văn 6


A.PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Xác định khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu các phương án đúng nhất.
Câu 1:Hồ tả vọng mang tên Hồ Gươm khi nào?
A.Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa.
B.Khi Lê Thân kéo lưới được lưỡi gươm.
C.Khi Lê Lợi nhận được chuôi gươm nạm ngọc.
D.Khi Lê Lợi trả lại gươm cho rùa vàng.
Câu 2: Dòng nào không nói lên ý nghĩa của truyện sự tích Hồ Gươm?
A.Ca ngợi tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến
B.Ca ngợi sức mạnh kỳ diệu của gươm thần.
C.Thể hiện khát vọng hoà bình.
D.Giải thích tên gọi Hồ Gươm.
Câu 3: Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn tự sự là gì?
A.Giới thiệu nhân vật, sự việc.
B.Nêu sự việc cần trình bày.
C.Kể lại diẽn biến các sự việc nhằm thể hiện chủ đề.
D.Kể lại diễn biến và kết cục của sự việc.
Câu 4: Tìm từ thích hợp trong các từ sau điền vào chỗ trống để hoàn thiện định nghĩa sau: (diễn biến, trình tự, chủ đề, sắp xếp, bố trí).
Lập dàn ý là … việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được … của câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. Phải xác định được đâu là chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc của câu chuyện và sắp xếp các ý theo một … nào đó nhằm làm nổi bật … của bài văn.
Câu 5: Nhận định nào không đúng khi nói về đoạn văn.
A.Một đoạn văn bao gồm nhiều câu diễn đạt các ý phụ dẫn đến ý chính…
B. Đoạn văn thường có một ý chính (câu chủ đề) và nhiều ý phụ có quan hệ với ý chính.
C.Mở đầu đoạn văn viết lùi vào và viết hoa chữ cái đầu tiên, hết đoạn chấm xuống dòng.
D.Số lượng câu văn bắt buộc phải có trong một đoạn văn là năm câu.
Câu 6: Thạch Sanh là loại truyện kể về kiểu nhân vật nào của truyện cổ tích?
A.Người dũng sĩ.	B.Người thông minh.
C.Người bất hạnh.	D.Người ngốc nghếch.
Câu 7: Thạch Sanh gảy đàn mấy lần?
A.Hai. 	B.Ba. 	C.Bốn. 	D.Năm.
Câu 8: Niêu cơm thần kỳ không có ý nghĩa gì?
A. Ước mơ về sự no ấm. 	B.Khát vọng chung sống hoà bình.
C.Tình đoàn kết giữa các dân tộc. 	D.Ca ngợi tài năng của Thạch Sanh.
Câu 9: Nhân vật chính trong truyện: “ Em bé thông minh ” thuộc kiểu nhân vật nào?
A.Nhân vật dũng sĩ. 	B.Nhân vật thông minh.
C.Nhân vật bất hạnh được phù trợ. 	D.Nhân vật ngốc nghếch gặp may.
Câu 10: Sự thông minh của em bé được thể hiện qua hình thức thử thách nào?
A.Chiến đấu quái vật. 	B.Trả lời câu đố. 	C.Lập kỳ tích.
B.PHẦN TỰ LUẬN 
Hãy tóm tắt truyện: “ Chân - tay - tai - mắt - miệng ”. Nêu nội dung ý nghĩa bài học sâu sắc của câu truyện?
 


 

File đính kèm:

  • docNgu van 6.doc
Đề thi liên quan