Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kì I năm học 2008 - 2009 môn : ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kì I năm học 2008 - 2009 môn : ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra KSCL Học kì I
Năm học 2008 - 2009
Môn : Ngữ văn 9
Người ra đề: Nguyễn Quốc Khánh
 Đơn vị : Trường THCS Quang Trung



Phần I : Trắc nghiệm ( 4điểm ).
 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Nước Đại Việt Ta
 Từng nghe :
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước nghe trừ bạo.
 Như nước Đại Việt ta từ trước,
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
 Núi sông bờ cõi đã chia,
 Phong tục Bắc Nam cũng khác.
 Từ Triệu, Đinh, lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
 Song hào kiệt đời nào cũng có.
 Vậy nên :
 Lưu cung tham công nên thất bại,
 Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
 Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
 Việc xưa xem xét 
 Chứng cứ còn ghi.
 ( Ngữ văn 8, tập hai )
 1. Văn bản Nước Đại Việt Ta trích từ tác phẩm nào ?
 A. Chiếu dời đô.
 B. Hịch tướng sĩ.
 C. Bình Ngô đại cáo.
 D. Bàn luận về phép học.
 2. Tác giả của văn bản đó là ai ?
 A. Hồ Chí Minh.
 B. Nguyễn Trãi.
 C. Trần Quốc Tuấn.
 D. Nguyễn Thiếp.
 3. Tác phẩm trên được viết vào thời kì nào ?
 A. Thời kì nước ta chống quân Tống.
 B. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.
 C. Tời kì nước ta chống quân Thanh.
 D. Thời kì nước ta chống quân Minh.

 4. Văn bản trên viết theo thể loại gì ?
 A. thơ.
 B. Cáo.
 C. Hịch.
 D. Chiếu.
 5. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ra đời trong thời điểm nào ?
 A. Trước khi cuộc khánh chiến bắt đầu.
 B. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi.
 C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc.
 D. Cả ba thời điểm trên đều không đúng.
 6. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì ?
 A. Lòng căm thù giặc.
 B. Tinh thần lạc quan.
 C. Lòng tự hào dân tộc.
 D. Tư tưởng nhân nghĩa.
 7. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn trích sau đây:
 “ Như nước Đại Việt ta từ trước - Vốn xưng nền văn hiến đã lâu - Núi sông bờ cõi đã chia - Phong tục Bắc Nam cũng khác”
 A. Hành động trình bày.
 B. Hành động hỏi.
 C. Hành động bộc lộ cảm xúc.
 D. Hành động điều khiển.
 8. Câu “ Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu gì ?
 A. Câu nghi vấn.
 B. Câu cầu khiến.
 C. Câu trần thuật.
 D. Câu cảm thán.
Phần II : Tự luận ( 6 điểm ).
 Từ văn bản “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” với “hành”.





















Đáp án - biểu điểm Đề thi KSCL học kì I
Môn : Ngữ văn 9.
Năm học 2008-2009



Phần I : Trắc nghiệm ( 4 điểm ):
Học sinh trả lời mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
c
b
d
b
b
c
a
c

Phần II : Tự luận ( 6 điểm ).
 1. Mở bài : ( 1 điểm ).
 - Dẫn lời bàn của Nguyễn Thiếp trong “Bàn luận về phép học”: “Học rộng rồi mới tóm lược theo điều học mà làm”. Thực chất là mối quan hệ giữa học với hành.
 - Học với hành liên quan với nhau như thế nào?
 2. Thân bài : 
 a. Giải thích : ( 1 điểm )
 + Học là gì ? ( Là tiếp thu những kiến thức, lí luận )
 + Hành là gì ? ( Là làm, là thực hành ,ứng dụng kiến thức )
 + Học với hành : Là lí luận phải thực hành thông qua thực tế.
 b. Trình bày luận điểm : ( 2 điểm )
 - Học mà không hành thì học vô ích :
 + Hành là mục đích, là sản phẩm của học.
 + Chỉ có lý thuyết suông không vận dụng vào thực tiễn thì không có tác dụng.
 - Hành mà không học thì hành không trôi chảy :
 + Thực hành mà không có lý luận chỉ đạo, lý thuyết soi sáng, dẫn dắt kinh nghiệm thì sẽ lúng túng.
 + Hành mà không có học thì chỉ là sự phá hoại.
 c. Phương hướng vận dụng ( 1 điểm ).
 Học cái gì ? Học như thế nào ?
 + Thời phong kiến, Nguyễn Thiếp bàn: “ Lúc đầu học Tiểu học để bồi làm gốc, tuần tự tiến lên học tứ thư, ngũ kinh, chư sử...,học từ dễ đến khó.
 + Ngày nay, chúng ta học ở sách vở, trong thực tế, học người đi trước...Họpc siêng chăm chỉ có thực hành.
 * Học kết hợp với hành ra sao ?
 Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, học để nắm vững kiến thức lý thuyết, hành để kiểm nghiệm.
 3. Kết bài : ( 1 điểm ).
 - Học với hành phải đi đôi, là nguyên lý, là phương châm, phương pháp học tập của chúng ta.
 - Nêu quyết tâm của Học sinh với vấn đề đó.
* Yêu cầu : Bố cục, lập luận rõ ràng, thuyết phục; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả; từ ngữ chính xác, lời văn trôi chảy...



File đính kèm:

  • docDe KSCL dau nam.doc