Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2009 - 2010 Môn : Ngữ Văn 11 Trường Thpt Nguyễn Huệ

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2009 - 2010 Môn : Ngữ Văn 11 Trường Thpt Nguyễn Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 Sở GD - ĐT Hải Phòng đề kiểm tra KSCL học kỳ I năm học 2009 - 2010
Trường THPT Nguyễn Huệ 
 Môn : Ngữ văn 11
 ( Thời gian làm bài: 90 phút )

Câu 1: ( 3 điểm )
Anh ( chị ) có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào, chi tiết nghệ thuật nào trong truyện " Hai đứa trẻ " của Thạch Lam? Vì sao?

Câu 2: ( 7 điểm )
Anh (chị) hãy phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn " Chữ người tử tù " của Nguyễn Tuân để làm rõ nhận xét : Đây là " một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". 



 





 Sở GD - ĐT Hải Phòng đề kiểm tra KSCL học kỳ I năm học 2009 - 2010
Trường THPT Nguyễn Huệ 
 Môn : Ngữ văn 11
 ( Thời gian làm bài: 90 phút )


Câu 1: ( 3 điểm )
Anh ( chị ) có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào, chi tiết nghệ thuật nào trong truyện " Hai đứa trẻ " của Thạch Lam? Vì sao?

Câu 2: ( 7 điểm )
Anh (chị) hãy phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn " Chữ người tử tù " của Nguyễn Tuân để làm rõ nhận xét : Đây là " một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". 

Hướng dẫn chấm ngữ văn 11
Bài kiểm tra KSCL học kỳ I ( 2009 - 2010 )
Câu 1 ( 3 điểm )
- Học sinh nêu được một hoặc một số nhân vật, chi tiết nghệ thuật trong truyện Hai đứa trẻ ( 1 điểm )
- Trình bày lý do vì sao có ấn tượng một cách hợp lý, gắn với chủ đề tư tưởng của tác phẩm, diễn đạt rõ ràng ( 2 điểm )
Câu 2 ( 7 điểm )
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh cần làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có những cách phân tích khác nhau nhưng cần làm rõ một số ý sau:
- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao được bộc lộ rực rỡ nhất qua cảnh cho chữ. Những phẩm chất tốt đẹp của tài hoa nghệ sĩ, khí phách kiên cường, nhân cách trong sáng cao cả đã được hội tụ đầy đủ nhất ở nhân vật trong những giờ khắc cuối cùng của cuộc đời.
- Đoạn văn có sự kết hợp hiệu quả đến mức điêu luyện của nhiều thủ pháp nghệ thuật: dựng cảnh, dựng người, tương phản, ngôn từ sắc sảo... đã làm nổi bật hơn bao giờ hết vẻ trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao.
- Cảnh tượng ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục đúng là " một cảnh tượng xưa nay chưa từng có " bởi vì:
+ Việc cho chữ diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt, khác thường ( đêm khuya, phòng giam bẩn thỉu...)
+ Người cho chữ là một kẻ tử tù và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh chịu án tử hình. Hình ảnh uy nghi của Huấn Cao đối lập với hình ảnh xo ro, khúm núm của viên quản ngục và thầy thơ lại.
+ Trật tự, kỷ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan, còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân.
- Qua cảnh cho chữ, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác... Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.
C. Cách cho điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc có cảm xúc.
- Điểm 5 - 6 : Phân tích đủ ý, sâu sắc, còn mắc một số lỗi diễn đạt, ngữ pháp.
- Điểm 3 - 4 : Phân tích được phần lớn số ý, có ý chưa sâu sắc, còn mắc lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 1 - 2 : ý sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0 : Không viết được gì.

File đính kèm:

  • docde thi HKI van 11rat hay.doc