Đề kiểm tra khảo sát đầu năm môn :ngữ văn 7

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát đầu năm môn :ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra khảo sát đầu năm
Môn :ngữ văn 7
Thời gian :90’
Năm học 2007- 2008

Phần I Trắc nghiệm : (8 câu ,mỗi câu đúng 0.5 điểm , tổng 4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất trong 4 câu trả lời sau mỗi câu hỏi.

.........Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi ,kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa ,cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối. (...) Dòng sông năm căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đem như thác ,cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi éch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền trôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận....
(sông nước Cà Mau, ngữ văn 6 ,tập 2)
Đoạn văn trên được viết theo phướng thức biểu đạt chủ yếu nào ?
Biểu cảm.
Miêu tả .

Tác giả đoạn văn trên là ai?
Võ Quảng .
Nguyễn Tuân.
Tô Hoài.
Đoàn Giỏi.
Cảnh Sông nước Cà Mau trong đoạn văn là một bức trah như thế nào ?
Duyên dáng và yểu điệu
Ghê gớm và dữ dội
Mênh mông và hùng vĩ
Dịu dàng và mềm mại
Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng mấy lần phếp so sánh ?
1 lần
2 lần
3lần
4 lần
Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán Việt ?
Rì rào
Chi chít
Bất tận
Cao ngất
Nếu viết : “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau càng bủa giăng
chi chít như mạng nhện.” Thì câu văn mắc phải lỗi nào ?
Thiếu chủ ngữ 
Thiếu vị ngữ
Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Thiếu bổ ngữ
Từ nào dưới đây có thể bổ xung để câu văn “Trông hai bên bờ ,rừng đước dựng lên..........như hai dãy trường thành vô tận” trở thành câu đúng nghĩa?
Mênh mông
Bao la
Sừng sững
bát ngát.
Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào ?
quốc hiệu ,tên đơn người gửi.
Đơn gửi ai,ai gửi đơn, gửi để làm gì.
Nơi gửi ,nơi làm đơn, ngày tháng .
Quốc hiệu,tên đơn, lí do gửi.
Phần II :Tự luận (6.0 điểm)
 	 Em hãy tả cảnh một dòng sông hùng vĩ mà thơ mộng theo quan sát và tưởng tượng của mình.
đáp án
Phần I : Trắc nghiệm.
B.
D
C
D
C
A
C
B
Phần II :Tự luận 
Mở bài : (1 điểm)
Giới thiệu dòng sông em định tả
Địa điểm con sông, thời gian tả
Thân bài:( 4 điểm).
Tả cảnh dòmg sông hùng vĩ và thơ mộng theo quan sát và tưởng tưởng của học sinh.
c.kết bài (1 điểm ).
Cảm nghĩ về cảnh
 
đề khảo sát học kì I
Môn :Văn 7
Thời gian : 90’
Năm học 2007-2007
Phần I : 3 điểm.
Đọc kĩ đoạn văn và lựa chọn đáp án A,B,C hoặc D để trả lời cho những câu hỏi sau:
 “ Con gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ ,thấm nhuần cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết .
Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đàu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi tháy cái mùi thơm mát của lúa non không ?Trong cái vỏ xanh kia có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh năng giọt sữa dần dần đông lại ,bông lúa càng ngày càng cong xuống,nặng vì cái chất quý trong sạch của trời”.
(Trích từ sách ngữ văn 7 ,tập một).
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
Mùa xuân của tôi.
Một thứ quà của lúa non:Cốm
Sài Gòn tôi yêu.
Tiếng gà trưa.
Đoạn văn được viết theo phương thức chủ yếu nào ?
Miêu tả 
Tự sự .
Biểu cảm
Nghị luận
Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Vũ Bằng.
Xuân Quỳnh
Minh Hương
Thạch Lam
Dòng nào thể hiện rõ tình cảm trân trọng của tác giả đối với hạt thóc nếp ?
Một thức quà thanh nhẵ và tinh khiết.
giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
Cái chất quý trong sạch của trời.
Cả 3 dòng trên
Các từ sau đây, từ nào là từ láy ?
Thanh nhã
phảng phất
Trắng thơm
Trong sạch
Từ nào đồng nghĩa với từ “Trong sạch” ?
Thanh nhã 
Tinh khiết 
Trắng thơm
Thơm mát
Trong các từ sau đay ,từ nào trái nghĩa với từ “Thanh nhã” ?
Trong sạch
Trắng thơm 
Thô thiển 
Tinh khiết
Nếu viết : “Trong cái vỏ xanh kia,có một giọt sữa trắng xoá,phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” thì từ nào dùng không đúng nghĩa ?
Hương vị 
Giọt sữa
Phảng phất
Trắng xoá.
Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?
Cơn gió
Phảng phất
Thanh nhã 
Hoa cỏ.
Trong các từ ghép sau đây, từ nào là từ ghép đẳng lập?
Trong sạch 
Lúa non.
Thân lúa
Giọt sữa
 Phần II. Tự luận ( 6 điểm)
 Từ các bài thơ :Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong ngữ văn 7 tập 1, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên
 
 
Đáp án

 Phần I Trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,3 điểm) 
 Câu1. B
 Câu 2. C
 Câu 3. D
 Câu 4. D
 Câu 5. B
 Câu 6. B
 Câu7. C
 Câu 8. D
 Câu 9. C 
Câu 10. A
 Phần II. Tự luận( 7 điểm)
a.Mở bài (1 điểm)
 Giới thiệu tác phẩm ,tác giả,hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm,ấn tượng chung về các tác phẩm.
b.Thân bài (5 điểm)
Những cảm xúc suy nghĩ do các tác phẩm gợi lên :
+. Yêu thích cảnh thiên nhiên nên thơ hấp dẫn 
	Thấy được sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên
	Yêu thích cảnh đem trăng sinh động huyền ảo
	Thấy được tình yêu thiên nhiên của các tác giả....
Kết bài (1 điểm).
Suy nghĩ và tình cảm của học sinh về niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Đề khảo sát cuối năm
Môn :Ngữ văn 7
Thời gian :90’
Năm học 2007 - 2008
Phần I : Trắc nghiệm(3 điểm).

Đọc kĩ đoạn văn và lựa chọn đáp án A,B,C hoặc D để trả lời cho những câu hỏi sau:
“ Trong đình đèn sáng trưng;Nha lệ lính tráng ,kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ơ gian giữa có một người quan phụ mẫu,uy nghi chễm chệ ngồi.Tay trái dựa gối xếp ,chân phải duỗi thảng ra,để cho tên người nhà quỳ dưới dát mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông,chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay ,trực hầu điếu đóm . Bên cạnh ngài mé tay trái ,bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm,khói bay nghi nghút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu,rễ tía , hai bên nào ống thuốc bạc ,nào đồng hồ vàng ,nào dao chuôi ngà nào ống vôi chạm,ngoáy tai ,ví thuốc,quản bút ,tăm bông trông mà thích mắt”.
(trích ngữ văn 7 ,tập 2)
1.Đoạn văn trên đựơc trích từ văn bản nào ?
A. ý nghĩa văn chương.
B. Ca Huế trên sông Hương.
C. Sài Gòn tôi yêu
D. Sống chết mặc bay
2. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” được viét theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả
B. Tự sự C.Biểu cảm
D. Nghị luận
3. Câu : “Chung quanh sập ,... cùng ngồi hầu bài.”, “Chung quanh sập” là loại trạng ngữ nào ?
A. Thời gian.
B. Nơi chốn.
C. Nguyên nhân
D. Mục đích.
4. Đoạn văn trên miêu tả cảnh nào ?
A. Dân chúng hộ đê.
B. Mưa to gió lớn.
C.Đê vỡ.
D. Quan phụ mẫu đánh bạc ở trong đình trên mặt đê.
5. Có bao nhiêu người “ hầu bài” với quan ?
A.2
B.4
C.6
D.8
6. Trong câu văn : “ Bên cạnh ngài mé tay trái ... ...... trông mà thích mắt”, tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh 
B. Nhân hoá .
C.Liệt kê .
D.Điệp ngữ.
7. Từ nào là từ hán việt trong các từ dưới đây.
A. Uy nghi
B. nghi ngút
C. rộn ràng
D. chễm chệ
8. Câu : “Trong đình đèn sáng trưng; nha lệ ,lính tráng,kẻ hầu người hạ,đi lại rộn ràng.” là kiểu câu nào ?
A.Câu rút gọn 
B. Câu đặc biệt
C. Câu chủ động 
D. Câu bị động .
9. Nếu viết “Trên sập ,mới kê ở gian giữa .” thì câu văn sẽ mắc phải lỗi nào ?
A. Thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
B. Thiếu chủ ngữ .
C. thiếu vị ngữ.
D. Thiếu trạng ngữ.
10. Dấu chấm lửng trong câu : “-- Bẩm ...quan lớn... đê vỡ mất rồi !” được dùng để làm gì ?
A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ,ngắt quãng.
B.Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
C. làm giãn nhịp điệu câu văn,chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm.
D. Tất cả đều đúng .
11. Dấu gạch ngang trong câu : “—Bẩm... quan lớn...” được dùng để làm gì ?
A. Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích,giải thích trong câu .
B. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C.Đặt ở đầu dòng để đánh dấu việc liêt kê .
D. Nối các từ nằm trong một liên danh.
12. Qua đoạn văn trên em thấy quan phụ mẫu là người như thế nào ?
A. Đáng yêu 
B.Đáng ghét
C. Đáng mến
D. Đáng trọng.
Phần II : Tự luận (7 điểm)
	Em hãy giải thích thế nào là lòng khiêm tốn.

Đáp án 

 Phần I :Trắc nghiệm(3 điểm).Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
D
B
B
D
B
C
A
C
A
A
B
B
Phần II :Tự luận 7 điểm
Mở bài (1 điểm).
Vai trò của lòng khiêm tốn trong đối nhân xử thế .
Thân bài (5.0 điểm).
Nêu được :-- Giá trị của lòng khiêm tốn
	-- Định nghĩa lòng khiêm tốn
	--Những biểu hiện của lòng khiêm tốn
	--Nguyên nhân của lòng kkhiêm tốn.
c. Kết bài :(1.0 điểm)
	Khẳng định lại vai trò giá trị của lòng khiêm tốn trong cuộc sống


File đính kèm:

  • docDe khao sat ngu van7.doc
Đề thi liên quan