Đề kiểm tra khảo sát đầu năm năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát đầu năm năm học 2008 - 2009 môn: ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo tiên yên
Trường ptdt nội trú
đề kiểm tra khảo sát đầu năm
Năm học 2008 - 2009
	
Môn: ngữ văn 8
Thời gian làm bài : 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nẩy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.” (Ngữ văn 7, tập II – NXB GD)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
B. Sống chết mặc bay
C. ý nghĩa văn chương
D. Ca Huế trên sông Hương
2. Ai là tác giả của văn bản trên?
A. Nguyễn Công Hoan
B. Phạm Duy Tốn
C. Nguyễn ái Quốc
D. Hoài Thanh
3. Văn bản mà em đã chọn ở câu 2 được chia làm mấy đoạn?
A. Hai đoạn
B. Ba đoạn
C. Bốn đoạn
D. Năm đoạn
4. Văn bản trên được viết vào thời gian nào?
A. Năm 1915
B. Năm 1916
C. Năm 1917
D. Năm 1918
5. Văn bản đó thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết
B. Bút kí
C. Truyện ngắn
D. Truyện vừa
6. Nghệ thuật cơ bản nào làm nên nét đặc sắc của văn bản đó?
A. Liệt kê và tăng cấp
B. Tương phản và phóng đại
C. Tương phản và tăng cấp
D. So sánh và đối lập
7. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
8. Nội dung bao trùm của đoạn văn trên là gì?
A. Niềm thương cảm của tác giả đối với người dân.
B. Tố cáo kẻ cầm quyền không chăm lo cho cuộc sống của dân.
C. Phê phán tháI độ vô trách nhiệm của quan đối với dân.
9. Đoạn văn trên sử dụng phép lập luận giải thích, điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
10. Tác giả sử dụng hình thức ngôn ngữ nào trong đoạn văn trên?
A. Ngôn ngữ nhân vật
B. Ngôn ngữ người dẫn chuyện
C. Ngôn ngữ đối thoại
11. Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. Ô tô
B. Thược dược
C. Lăm le
D. Điềm nhiên
12. Trong câu : “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi.”, trạng ngữ “Khi đó” được thêm vào câu để xác định ý nghĩa gì?


A. Nơi chốn
B. Thời gian
C. Mục đích
D. Cách thức

Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 : (2 điểm)
Hãy mở rộng danh từ làm chủ ngữ trong những câu sau thành một cụm chủ-vị làm chủ ngữ:
A. Gió làm đổ cây.
B. Nam làm cho bố mẹ vui lòng.
Câu 2 : (5 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên. 
Phòng giáo dục và đào tạo tiên yên
Trường ptdt nội trú
Hướng dẫn chấm kiểm tra khảo sát đầu năm
Năm học 2008 - 2009


Môn: ngữ văn 8

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
B
D
C
C
A
C
B
B
B
B

Phần iI. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 : (2 điểm, mỗi câu mở rộng đúng cho 1 điểm)
A. Gió thổi mạnh làm đổ cây.
B. Nam học giỏi làm cho bố mẹ vui lòng.
Câu 2 : (5 điểm)
A. Nội dung : Bài làm đảm bảo được các ý cơ bản sau :
* Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ bằng cách dẫn dắt vấn đề (Ví dụ : Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ hay nói về việc đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, một trong những câu đó là : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”…)
* Thân bài : Giải thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen : 
+ “Đi một ngày đàng” nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi với tốc độ trung bình “một ngày đàng” có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là đã đi tới làng khác, xã khác, huyện khác…
+ “Học một sàng khôn” nghĩa là đi xa họ sẽ học được những điều mới lạ, bổ ích ở những nơi khác.
- Nghĩa bóng : Nghĩa là đi đây đi đó nhiều thì sẽ mở rộng được tầm hiểu biết và sẽ trở nên khôn ngoan hơn.
- ý nghĩa sâu xa : Khát vọng của người nông dân xưa muốn được đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm hiểu biết. Câu tục ngữ trên không chỉ là sự đúc rút kinh nghiệm mà còn là sự biểu hiện của khát vọng hiểu biết.
- Liên hệ với với thực tế cuộc sống và các dị bản khác : “Đi một bữa chợ, học một mớ khôn”, hay “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”…
* Kết bài : Khẳng định câu tục ngữ xưa vẫn còn có ý nghĩa rất lớn đối với hôm nay.
B. Cho điểm
- Điểm 4-5 : Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích. Sắp xếp theo trình tự hợp lí các ý như yêu cầu về nội dung. Bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lô gíc. Biết cách liên hệ mở rộng. Diễn đạt mạch lạc. Trình bày sach đẹp. Không mắc lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm 2,75-3,75 : Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích. Đảm bảo tương đối đầy đủ các ý như yêu cầu. Bố cục rõ ràng, Lập luận tương đối chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc. Trình bày sạch đẹp. Mắc một số rất ít lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm 1,5-2,5 : Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích. Có một số ý cơ bản. Biết cách trình bày hợp lí các luận điểm. Bố cục đầy đủ. Trình bày chưa được sạch đẹp. Mắc một số lỗi câu, lỗi chính tả.
- Điểm từ 1,25 trở xuống : Không đạt được các yêu cầu như trên hoặc bài viết lạc đề.
( Lưu ý : Phần tự luận chỉ là một số gợi ý, giáo viên tùy từng bài cụ thể của học sinh để chấm điểm cho phù hợp).

File đính kèm:

  • docDe KTKS CL dau namVan 8.doc