Đề kiểm tra khảo sát giữa kì II môn: Sinh học lớp 7 năm học 2012 - 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát giữa kì II môn: Sinh học lớp 7 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA KÌ II MÔN: SINH HỌC LỚP 7 NĂM HỌC 2012-2013 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) I/ TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM) Câu 1: ( 1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Đặc điểm đặc trưng của hệ tuần hoàn bò sát là: Có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, máu pha. Có hai vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, máu pha . Có hait vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha. Có hai vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, máu đỏ tươi. 2. Ếch hô hấp: Chỉ qua da. Chỉ bằng phổi Vừa qua da, vừa bằng phổi nhưng bằng phổi là chủ yếu. Vừa qua da, vừa bằng phổi nhưng qua da là chủ yếu Câu 2: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống. Chim thích nghi với đời sống bay còn được thể hiện ở cấu tạo của các cơ quan bên trong cơ thể: Hệ hô hấp có thêm hệ thống ( 1) ........................... thông với phổi; Tim ( 2)................................nên máu không bị pha trộn; không có bóng đái. II/ TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM) Câu 1 ( 3 diểm ) a) Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ? b) Cho ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người? Câu 2: (3 điểm ) So sánh cấu tạo hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, sinh sản của thằn lằn, chim bồ câu ? Câu 3: (2 điểm ) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC LỚP 7 NĂM HỌC 2012-2013 I/ TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Câu 1: Mỗi đáp án đúng được 0,5 đ 1. C 2. D Câu 2: Mỗi ý 0,5 điểm 1. Túi khí 2. 4 ngăn II/ TỰ LUẬN:(8 ĐIỂM) Câu 1: a. Cấu tạo ngoài chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn: (1,5 đ) - Thân hình thoi được phủ lông vũ nhẹ và xốp - Hàm không có răng, có mỏ sừng - Chi trước biến đổi thành cánh - Chi sau có bàn chân dài, các ngón có vuốt, ba ngón trước ,một ngón sau - Tuyến phao câu tiết dịch nhờn b, - Lợi ích: (1 đ) + Cung cấp thực phẩm, làm cảnh: Gà, vịt,sáo... + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm: Chim sâu, đại bàng + Cho lông làm đồ trang trí: Lông đà điểu + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch: Chim ưng, gà gô + Thụ phấn phát tán cây rừng - Tác hại: (0,5 đ) + Ăn quả, hạt, cá: Bói cá + Là động vật trung gian truyền bệnh : Gà, vịt Câu 2: 3 điểm( Mỗi ý đúng 0,5 điểm) - Cơ thể phủ lông mao dầy xốp. - Chi trước ngắn, có vuốt sắc. Chi sau dài, khỏe. - Mũi thính có lông xúc giác. Mắt có lông mi. - Tai thính, có vành tai dài lớn, cử động được.
File đính kèm:
- DE Thi HKII(1).doc