Đề kiểm tra khảo sát học kì 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
 ‘‘... Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền...’’
	 ( Ngữ văn 7- Tập 1 )
1.1/ Đoạn trích trên từ văn bản nào? Của ai?
 A. Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương C. Một thứ quà của lúa non: Cốm-Thạch Lam
 B. Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng D. Cổng trường mở ra- Lý Lan
1.2/ Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung chính của đoạn văn?
 A. Nêu nguồn gốc của cốm
 B. Nêu kĩ thuật làm cốm
 C. Nêu kĩ thuật làm cốm
 D. Bàn về giá trị của cốm: Làm quà sêu tết, tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi.
1.3/ Từ nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ?
 A. Ngọc thạch C. Ngọt sắc
 B. Nâng đỡ D. Đỏ thắm
1.4/ Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong đoạn văn?
 A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ
1.5/ Cặp từ nào sau đây không phải cặp từ trái nghĩa?
 A. tươi - tốt B. trong - đục C. đẹp - xấu D. già - trẻ
1.6/ Thế nào là một văn bản biểu cảm?
 A. Kể lại một câu chuyện cảm động
 B. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống
 C. Được viết bằng thơ
 D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong cuộc sống
Câu 2:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành nhận xét sau:
 Bằng thể thơ ................................. giọng thơ dõng dạc đanh thép, sông núi nước Nam là ........................ đầu tiên khẳng đinh chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
II. Phần tự luận ( 8 điểm ).
Câu 1 : (2 điểm)
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
 Tiếng gà ai nhảy ổ:
 "Cục … cục tác cục ta"
 Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ.
 ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
a. Tìm các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
b. Nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2 : ( 2 điểm)
a. Chép lại theo trí nhớ bài thơ "Sông núi nước Nam" ( Bản dịch của Nam Trân - sách Ngữ Văn 7 tập I trang 62) 
b. Tại sao bài thơ này được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
Câu 3: ( 4điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về quê hương yêu dấu của em.
 ---------- Hết -----------

























 






HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK I
MÔN: NGỮ VĂN 7


I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1:( 1,5đ ) 
 Xác định đúng mỗi phương án cho 0,25 điểm.
Câu
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
Đ/án
C
D
B
D
A
D
Câu 2: ( 0,5đ )
- Điền đúng vị trí mỗi từ được 0,25đ.
- Các từ cần điền là: Thất ngôn tứ tuyệt, tuyên ngôn độc lập
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1:
a. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: Điệp ngữ , ẩn dụ (1 điểm)
b. Nêu tác dụng ( 1 điểm)
 Làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi.
 Diễn tả tâm trạng vô cùng xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy âm thanh quen thuộc của quê hương. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả hồn người và gợi nhớ về những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.
Câu 2: 
a. Chép lại bài thơ ( Bản dịch của Nam Trân) sách Ngữ Văn 7 tập I trang 62 
 (1 điểm)
b. Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào có thể xâm phạm chủ quyền ấy. Nếu có kẻ cố tình xâm phạm thì chúng sẽ phải chuốc lấy bại vong. ( 1 điểm)
Câu 3: 
a. Yêu cầu:
- Về hình thức: Làm theo yêu cầu của kiểu bài biểu cảm, có bố cục rõ ràng.
* Về nội dung:
 - Bài viêt thể hiện được cảm xúc về quê hương, biết lựa chọn những nét tiêu biểu của quê hương để bộc lộ cảm xúc.
- Tình cảm được thể hiện phải chân thực, không sáo rỗng, cần gây được sự đồng cảm ở người đọc
- Mở bài: Giới thiệu chung về quê hương (Tên gọi, vị trí địa lí…), tình cảm của mình với quê hương nói chung .
- Thân bài: Giới thiệu những nét tiêu biểu của quê hương dễ khơi gợi cảm xúc:
+ Phong cảnh
+ Truyền thống văn hóa, nét đẹp trong lối sống của con người.
+ Truyền thống lịch sử của quê hương. Gợi cảm xúc
……………..
- Kết bài: 
+ Khẳng định vẻ đẹp của quê em
+ Tình cảm của em cũng như của người dân địa phương với quê hương.
b. Biểu điểm
Điểm 6: Đáp ứng được các yêu cầu trên về nội dung và hình thức. Cảm xúc chân thực. Diễn đạt trôi chảy. Trình bày sạch đẹp.
Điểm 5: Nắm được phương pháp làm bài biểu cảm. Bài viết cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên về nội dung. Về hình thức có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt nhỏ.
Điểm 3 - 4: Đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu trên về nội dung và hình thức.
Điểm 1 - 2: Bài viết nội dung còn sơ sài, biểu cảm chưa sâu. Còn mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.
- Chú ý khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo.

File đính kèm:

  • docde kem tra hoc 1 mon ngu van 7(1).doc
Đề thi liên quan