Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn học ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn học ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 Cho đoạn văn sau:
 “- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa- Người con trai bất chợt quyết định- Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống nước chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm …Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu… Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”….Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”
 (Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1 (0,25 điểm). Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
Làng	B. Chiếc lược ngà
Bến quê	D. Lặng lẽ Sa Pa
Câu 2 (0,25 điểm). Tác giả đoạn trích trên là ai?
Nguyễn Thành Long	B. Kim Lân
C. Nam Cao	D. Ngô Tất Tố
Câu 3 (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Miêu tả	B. Biểu cảm	C. Tự sự	D. Nghị luận
Câu 4 (0,25 điểm). Phần trích trên được kể theo lời của ai?
Tác giả	B. Anh thanh niên	C. Ông hoạ sĩ	D. Bác lái xe
Câu 5 (0,25 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Anh thanh niên tự giới thiệu về công việc của mình.
Ca ngợi tính hào phóng, hiếu khách của anh thanh niên.
Ca ngợi anh thanh niên mẫu người lí tưởng của con người mới.
Giới thiệu việc làm quen của anh thanh niên với mọi người.
Câu 6 (0,25 điểm)
Cụm từ “còn hai mươi phút” trong câu “Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống nước chè, cho cháu nghe chuyện.” là thành phần gì?
Trạng ngữ	B. Chủ ngữ	C. Vị ngữ	D. Khởi ngữ
Câu 7 (0,25 điểm). Đoạn trích trên được xem là lời:
Lời dẫn trực tiếp	B. Lời dẫn gián tiếp
C. Ý dẫn trực tiếp	D. Ý dẫn gián tiếp
Câu 8 (0,25 điểm)
Xét về mục đích nói câu văn: “Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống nước chè, cho cháu nghe chuyện.” thuộc loại câu nào?
Câu trần thuật
Câu cầu khiến
Câu nghi vấn
Câu cảm thán
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1(3 điểm)
 Với hình thức một đoạn văn , hãy nêu nội nội dung cơ bản và đặc sắc nghệ thuật của hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
Câu 2(5 điểm)
 Một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. 

------------------------------ 













UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_____________
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9 


I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
D
A
C
B
A
A
A
D
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
a.Kĩ năng:
- Có hình thức một đoạn văn thuyết minh. Các câu trong đoạn phải liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
b. Kiến thức:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: HLNTC là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi bằng chữ Hán của tập thể tác giả Ngô gia văn phái,sáng tác vào cuối thế kỉ XVIII, được coi là một thành tựu lớn của văn xuôi Việt Nam thời trung đại.
- Nội dung cơ bản: Hồi thứ mười bốn của HLNTC tái hiện cuộc phản công chiếnlược của người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ ở trận Ngọc Hồi nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược. Hai nội dung chính cơ bản là:
+ Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ: con người mang trong mình truyền thống yêu nước, tinh thần tự cường và tự hào dân tộc (thể hiện trong lời mở đầu bài hịch “Trong khoảng vũ trụ…cai trị”); có lòng tự tin và tầm nhìn chiến lược (Trước khi lâm trậnđã nắm chắc phần thắng trong tay, hai lần khẳng định thắng lợi trước tướng lĩnh); thể hiện qua lời nói” Nhưng:
+ Miêu tả sự tháo chạy thảm hại, kết cục bi hài của bọn cướp nước và tay sai.
- Nghệ thuật: Nổi bật là nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh Quang Trung và bọn giặc. Nhờ vào đó mà các tính cách nhân vật được khắc hoạ sắc sảo và cũng qua đó người đọc nhận thấy được thái độ khách quan, bản lĩnh của ngòi bút viết tiểu thuyết lịch sử; thấy được cái nhìn phê phán và tinh thần dân tộc của các tác giả, khiến cho tác phẩm có giá trị về nhiều mặt.


0,25


0,25



0,25





0,75




0,5



1,0




 2
a. Kĩ năng: Viết được bài văn kể chuyện về một lỗi lầm khiến em day dứt, trong bài viết có kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
b. Nội dung
1. Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm.
2. Thân bài:
- Kể lại quá trình mắc lỗi và diễn biến tâm trạng của bản thân trong khi mắc lỗi.
- Kể lại sự việc và tâm trạng sau khi mắc lỗi.
- Bài học rút ra cho bản thân.
3. kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc cá nhân
 * Lưu ý:
 - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
 - Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau miễn là hợp lý. 
 - Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận sắc sảo, mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu.






1,0

1,0

1,0
1,0
1,0



























File đính kèm:

  • docvan 9_ks1_1.doc
Đề thi liên quan