Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 13
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------- ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng trong các câu sau : Câu 1: Câu có sử dụng tình thái từ là: A. Ta đi thôi nào ! B. Bạn vẫn chưa về ? C. Cậu giúp tớ một tay! D. Ăn cây nào, rào cây ấy. Câu 2: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. tập hợp tất cả các từ cùng từ loại. tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa . tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc . Câu 3: Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là một người nông dân A. có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý. C. có thái độ sống vô cùng cao thượng. B. sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. D. có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Câu 4: Câu có trợ từ là câu: A. Những quyển sách này rất quý. B. Tôi được tặng những năm quyển sách. C. Tôi được tặng những quyển sách này. D. Những quyển sách này rất bổ ích. Câu 5: Cho câu văn: “Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa nên chú nó rất thương nó.” Từ in đậm sử dụng biện pháp nghệ thuật A. nói giảm nói tránh. B. nói khoác. C. nói quá. D. nói mỉa. Câu 6: Được xem là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, bài ca về người thầy chân chính là đoạn trích: A. Cô bé bán diêm (An-đéc-xen). B. Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri). C. Hai cây phong (Ai-ma-tốp). D. Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét). Câu 7: Cho câu ghép : “Tôi phải cố gắng học thật giỏi để bố mẹ được vui lòng.” Các vế của câu ghép trên có quan hệ A. nguyên nhân . B. điều kiện. C. tăng tiến. D. mục đích Câu 8: Nhận định : “ Vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn tay sai chế độ thực dân phong kiến bất nhân, ca ngợi sức mạnh phản kháng của người nông dân khi bị dồn đến bước đường cùng ” là nội dung của văn bản: A. Tôi đi học ; B. Trong lòng mẹ; C. Lão Hạc; D. Tức nước vỡ bờ. B. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu1:(2 điểm) Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc Câu2: (6 điểm) Tưởng tượng tình huống em được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng (trong trích đoạn “Tức nước vỡ bờ”- Trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và kể lại nội dung câu chuyện đó. -------------------------- HẾT--------------------------- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 1. TRẮC NGHIỆM (2điểm) (Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A B A C D D II. PHẦN TỰ LUẬN .( 8điểm ) Câu Đáp án Điểm Câu 1 2điểm * Hình thức: + Đúng hình thức đoạn văn. + Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả: + Nội dung đoạn văn đảm bảo tính lôgích. * Nội dung: + Nam Cao: Tên thật là Trần Hữu Tri. Sinh 1915, mất 1951. Quê ở Hà Nam.. Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng tám chuyên viết về người nông dân và người trí thức nghèo sống mỏi mòn trong xã hội cũ. Tác phẩm chính: Lão Hạc Trăng sáng Đời thừa, Đôi mắt…. + Truyện ngắn Lão Hạc: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặcu sắc. Tạo dựng tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn. Về nội dung, truyện ngắn Lão Hạc phản ánh số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao đẹp của họẩnTcs phẩm còn thể hiện lòng đồng cảm sâu sắc của nhà văn đỗi với số phận của những con người nghèo khổ. 0,5 0,75 0,75 Câu 2 6 điểm 1/ Yêu cầu chung : - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; nắm vững phương pháp làm bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; chữ viết cẩn thận. 2/ Yêu cầu cụ thể . Học sinh có thễ diễn đạt theo nhiều cách song cần đãm bảo được những ý cơ bản sau: a. Mở bài : - Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện sẽ kể. 0,5 b. Thân bài : - Giới thiệu gia cảnh chị Dậu. - Giới thiệu nội dung câu chuyện được chứng kiến. + Tình huống được chứng kiến câu chuyện. + Diễn biến câu chuyện. + Tình huống kết thúc câu chuyện 1,0 1,0 2,0 1,0 c. Kết bài - Tâm trạng, cảm xúc khi được chứng kiến câu chuyện. - Đánh giá về nhân vật chị Dậu từ sự việc xảy ra. 0,5 -------------------------- HẾT------------------------
File đính kèm:
- uyhafgoiudpg0ap1den 17 (13).doc