Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 15

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...........................
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 


MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
 “Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.”
 (Trích Tôi đi học, Ngữ văn 8, tập 1)
1. Tác giả của Tôi đi học là ai?
Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng C. Nam Cao D. Ngô Tất Tố
2. Nội dung nổi bật của đoạn trích trên là gì?
 A. Sự e dè, sợ hãi ông đốc của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường
 B. Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngại ngùng của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường
 C. Cảm giác lo sợ trước một không gian mới và môi trường mới của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường
 D. Niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên tới trường
3. Đoạn trích có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
 A. Miêu tả kết hợp với tự sự
 B. Biểu cảm kết hợp với miêu tả
 C.Tự sự kết hợp với biểu cảm
 D.Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
4. Từ “ông đốc” được hiểu theo nghĩa nào?
 A. Thầy giáo B. Thầy giám thị C. Thầy hiệu trưởng D. Thầy thanh tra
5. Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
 A. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp
 B. Dùng để mở rộng nghĩa của từ, cụm từ đứng trước
 C. Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh,…)
 D. Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
6. Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôi …… như bầy chim non xếp hàng vào lớp.” là phù hợp nhất ?
 A. sợ hãi B. hồi hộp C. lúng túng D. ríu rít
7. Câu nào dưới đây là câu ghép? 
 A. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. 
 B. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.
 C. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
 D. Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.
8. Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?
 A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò
 B. Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động
 C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm
 D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào
II.Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn “Lão Hạc”. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn.
Câu 2. (6 điểm): Viết bài văn giới thiệu về cây bút bi.
----------------------Hết---------------------

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀOTẠO
...........................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN:NGỮ VĂN 8



I.Trắc nghiệm: (2 điểm)

 Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
D
C
C
D
A
B

II. Tự luận( 8 điểm)

Câu
Đáp án
Điểm
1
- Viết đúng hình thức đoạn văn
- Đủ số câu theo quy định
- Sử dụng đúng dấu ngoặc đơn theo yêu cầu
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm như Nam Cao (1915- 1951), quê Hà Nam. Ông là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện thực. Những tác phẩm của ông chủ yếu viết về đề tài những người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội cũ. Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết năm 1943.Qua cuộc đời Lão Hạc ông phản ánh cuộc đời nghèo khổ cô đơn và cái chết cùng quẫn đau thương của người nông dân trong xã hội cũ. Tuy họ nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất đáng quý. 

0,25 điểm
0,25 điểm

0,5 điểm

1 điểm
2


* Hình thức: Viết đúng thể loại văn thuyết minh, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Bài văn mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả sẽ bị trừ điểm (4 lỗi trừ một điểm).
(1 điểm)

* Nội dung (4 điểm):
a. Mở bài : Giới thiệu về chiếc bút bi và nêu vai trò của chiếc bút đối với con người nói chung và đối với học sinh nói riêng
b. Thân bài (3 điểm):
+ Giới thiệu được về nguồn gốc của chiếc bút bi ( Ai sáng tạo? Từ bao giờ? Ở đâu?) : năm 1938 một người Hung-ga-ri do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in khô rất nhanh
+ Nêu được cấu tạo, đặc điểm của bút ( Gồm mấy bộ phận? Đặc điểm của từng bộ phận? ): Bút bi gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút thường làm bằng nhựa cứng có tÁC dụng bảo bệ ruột bút. Ruột bút là mộT ống mực đặc, đầu ruột bút được gắn viên bị nhỏ với đường kính khoảng 0,7mm. Khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi 
+ Nêu được các chủng loại bút ( Có những loại bút nào?Nêu đặc điểm của mỗi loại?): Có hai loại bút bi chính là loại dùng một lần và loại dùng nhiều lần.
+ Công dụng của bút ( Có vai trò gì? Tác dụng?): Do bút bi rẻ và tiện dụng nên được sử dụng rộng rãi ở mọi nơi. Bút bi dùng để viết, vẽ, dùng làm quà tặng…
+ Nêu được cách sử dụng và bảo quản bút: Tùy theo từng loại bút có cách bảo quản riêng như đậy nắp lại hoặc dùng cánh kéo đầu bi vào trong khi không dùng.

c. Kết bài: Khái quát giá trị của chiếc bút bi.



(0,5 điểm)



(0,5 điểm)




(1 điểm)








(0,5 điểm)





(1 điểm)



0,5 điểm




0,5 điểm


-----------------Hết-----------------





File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (15).doc
Đề thi liên quan