Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 16

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ----------------------------
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I



MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
 --------------------------------
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Điền tên tác giả vào dấu ba chấm cuối thông tin đúng về tác giả.
 Ông sinh năm 1918, sống chủ yếu ở thành phố Hải phòng, trong một xóm lao động nghèo…
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: Trong lòng mẹ là gì?
Kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
Phê phán bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền đã làm khô héo, thui chột cả tình máu mủ ruột thịt của những người trong một gia đình, dòng họ.
Nguyên nhân chủ yếu để tạo ra tính cách của bà cô.
Cả A và B.
Câu 3: Ý nào nói không đúng về nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích Trong lòng mẹ?
Giàu chất trữ tình.
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
Sử dụng nghệ thuật châm biếm.
Có những hình ảnh so sánh độc đáo.
Câu 4: Theo em vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8?
Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân chịu nhiều khổ cực nhưng có phẩm chất vô cùng đẹp đẽ.
Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân biết chịu nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
Câu 5: Nhận xét nào đúng nhất về chủ đề của đoạn trích: Chiếc lá cuối cùng?
Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau.
Tình yêu thương cao cả và sự hi sinh cao thượng của cụ Bơmen.
Sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn - xi.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hồi sinh của Giôn- xi
Câu 6: Trong các dòng sau đây, dòng nào được sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học.
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ.
Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản.
Tác giả, tác phấm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ.
Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình.
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
Không ai nói gì, người ta lảng dần đi.
Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim.
Hắn chửi trời và hắn chửi đời.
Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản?
Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.
Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Làm cho hình thức của văn bản được cân đối.
Cả A, B, C đều đúng.
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Chiếc lá thường xuân mà cụ Bơmen vẽ trên tường trong văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” có phải là một kiệt tác không? Vì sao? Hãy lí giải điều đó dưới hình thức một đoạn văn ( 6 – 8 câu).Trong đoạn có sử dụng câu ghép. Xác định câu ghép đã sử dụng.
Câu 2 ( 5 điểm)
Hãy thuyết minh về một loài hoa mà em yêu quý.

-------------------------------HẾT---------------------------------
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ----------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 8 KÌ 1


I Phần trắc nghiệm ( 2 điểm).

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
Nguyên Hồng
D
C
C
B
A
B
D

II Phần tự luận (8 điểm).

Câu
Đáp án
Điểm
1
- Đúng hình thức đoạn văn, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.
0,25

- Đủ số lượng câu theo quy định.
0,25

- Xác định chính xác câu ghép đã sử dụng trong đoạn.
0,5

- Khẳng định chiếc lá trên tường là một kiệt tác.
0,5

- Lí giải.
+ Chiếc lá được vẽ rất công phu, nó giống hệt chiếc lá thật.
+ Chiếc lá đó đã cứu sống Giôn- Xi.
+ Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà còn bằng tình yêu thương lớn lao và sự hi sinh cao đẹp của cụ Bơmen


0,5
0,5
0,5
2
a. Mở bài : Giới thiệu chung về loài hoa.
- Là hình ảnh không thể thiếu được trong cuộc sống, làm cho cuộc sống thêm đẹp, thi vị, hữu tình.
- Các loài hoa đều đẹp, sinh động, cuốn hút.
- Em thích nhất là hoa…
0,5

b. Thân bài: Lần lượt thuyết minh về loài hoa mà em thích.
+ Nguồn gốc: Được phát hiện lần đầu ở đâu? Loài hoa có tên khoa học là gì? Thuộc họ nào? Chi nào?
+ Đặc điểm:
- Điều kiện sinh trưởng: Sống trong điều kiện khí hậu nào là thuận lợi nhất?
- Thân cây có đặc điểm gì? Hình thức ra sao?
- Lá cây: Hình dáng như thế nào? Có đặc điểm gì nổi bật? Tác dụng? 
- Hoa: Cấu tạo như thế nào? Màu sắc ra sao? Mùi vị? Nhụy hoa, đài hoa như thế nào? (Thuyết minh kết hợp với miêu tả) 
+ Giá trị.
- Cây hoa có giá trị như thế nào về mặt thẩm mĩ, tinh thần, vật chất ( Thuyết minh kết hợp với biểu cảm).
+ Cách trồng và chăm sóc hoa.

4
0,5

1,5







1,5


0,5

c. Kết bài: Khẳng định tình cảm với loài hoa cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống
0,5

--------------------------HẾT---------------------------






























File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (16).doc