Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 18

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 

MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm.( 2 điểm )
1. Văn bản nào sau đây không phải là sáng tác của Nguyễn ái Quốc.
A. Thuế máu
C. Đi đường.
B. Quê hương.
D. Tức cảnh Pác Bó.
2. Bài thơ “Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn từ tuyệt.
C. Lục bát.
B. Thất ngôn bát cú.
D. Song thất lục bát.
3. Dòng nào dưới đây nóic đúng chức năng chính của câu nghi vấn?
A. Dùng để hỏi.
C. Dùng để yêu cầu.
B. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
D. Dùng để kể lại sự việc.
4. Câu thơ “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là câu gì?
A. Câu trần thuật.
C. Câu cầu khiến.
B. Câu nghi vấn.
D. Câu cảm thán.
5. Dòng nào sao đây nói đúng chức năng của thể cáo?
A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
B. Dùng để công bố kết quả một sự việc.
C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc ý kiến hoặc đề nghị.
D. Dùng để cổ động thuyết phục hoặc để kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
6. Văn bản “chiếu dời đô” của tác giả nào?
A. Lí Công Uẩn.
B. Nguyễn Trãi.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Nguyến ái Quốc.
Câu 2: Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống:
Từng nghe:
 Việc nhân nghĩa cốt ở ........
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền ........đã lâu,
II. Tự luận
 Câu 1 ( 2 điểm )
 Cho khổ thơ sau: 
 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu ?
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu...
a.Hãy chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu trong khổ thơ trên.
b.Viết đoạn văn phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ đã tìm được trong khổ thơ trên.
Câu 2 ( 8 điểm )
 Nước Đại Việt là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
Hãy viết bài văn giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.

-----------------------------------------



































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9


I. Trắc nghiệm. 2đ
C©u1
1
2
3
4
5
6
C©u 2 :
§/a
B
C
D
B
A
A
yªn d©n
v¨n hiÕn

II. Tự luận ( 8 điểm ) 
 Câu 1: ( 2 điểm )
a) Chỉ ra hai biện tu từ chủ yếu đạt 0, 5 điểm.
Sử dụng câu hỏi tu từ: Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu ?
Nhân hoá : Giấy .. buồn; nghiên sầu...
b) Đúng hình thức đoạn văn đạt: 0,5 điểm
- Mỗi ý đạt 0, 5 điểm 
- Ông đồ là một bài thơ hay, đáng để nhớ của Vũ Đình Liên. Một trong yếu tố làm nên thành công đó là việc sử dụng các biện pháp tư từ. Và một trong những câu thơ hay, đặc sắc đó là 
 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu ?
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu...
- Qua câu thơ ta thấy, thời thế đã thay đổi, Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Ông đồ già là một khách tài tử bất phùng thời xưa. Xưa phố đông người qua , bây giờ người thuê viết nay đâu? Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mưc khô và đọng lại trong “ nghiên sầu ”, như làm cho giấy đỏ nhạt nhoà “ buồn không thắm”. Giấy đỏ, nghiên, mực được nhân hoá, thấm buòon tê tái của nhân tình thế sự : 
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu...
 Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã viết nên những câu thơ tuyệt bút làm lay động lòng người.
Câu 2
* Hình thức bố cục bài văn, 3 phần rõ ràng : đạt 0,5 điểm
* Nội dung cần đạt
a) Mở bài ( 0,5điểm ) 
 * Đoạn văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm ( 02,5 đ )
Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ), người đã cùng sát cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc khánh chiên chống quân Minh, người có công lao to lơn nhưng sau này bị chết một cách oan uổn. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc , nhà văn hoá đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
 * Hoàn cảnh ra đời tác phẩm và dẫn dắt vào đề ( 0,25 đ )
 Nước Đại Việt ta trích từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Bài cáo này do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc năm 1428 để tuyên bố chiến thắng.
 - Dẫn dắt vào đề....
b)Thân bài : Nội dung cần làm sáng tỏ: ( 4,5 điểm )
- Tự hào về một dân tộc đã có một nề văn hiến, một truyền thống văn hoá tốt đẹp, lâu đời...( 1 đ )
- Tự hào về đất nước có lãnh thổ riêng....( 1 đ )
- Tự hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử vẻ vang....( 1 đ )
- Tự hào về một dân tộc luôn có người tài giỏi... ( 1 đ )
- Tự hào về một đất nước luôn có nhiều chiến công vang lừng đã lưu danh trong sử sách... ( 0,5 đ )

 c)Kết bài : ( 0,5 đ )
- Tóm lại nội dung
- Suy nghĩ bản thân
* Thang điểm
- Điểm 5-6: Bài viết có bố cục ba phần, hai phần thuyết minh và nghị luận rõ ràng, đặc biệt là làm sáng tỏ luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ...
- Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Bài viết có bố cục bài phần. Tuy nhiên bài viết chứng minh luận điểm vẫn chưa sâu sắc...
- Điểm 3: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Bài viết có bố cục bài phần. Tuy nhiên bài viết chứng minh luận điểm chưa sâu sắc.... Còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 2: Bài viết có bố cục ba phần. Diễn đạt còn chưa sâu sắc.... Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài. Kĩ năng nghị luận yếu.
* Gv căn cứ vào bài làm của Hs để cho điểm chính xác.

--------------------------------------





File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (21).doc