Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 8

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


UBND HUYỆN THUỶ NGUYấN
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




ĐỀ THI KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC Kè I

 
MễN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phỳt (khụng kể thời gian giao đề)

	
	Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
	Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. (Viết đáp án đúng vào bài viết).
	Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghiã khác. Tôi ở nhà Binh Tư về một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà Lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào, Lão Hạc đang vật vã trên ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu.
	Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của Lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào nào…”
	( Lão Hạc - Nam Cao)
	Câu 1: Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
	A. Miêu tả + biểu cảm
	B. Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
	C. Biểu cảm + tự sự + lập luận.
	D. Lập luận + Biểu cảm.
	Câu 2: Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn văn:
	A. Tái hiện cái chết dữ dội của Lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo.
	B. miêu tả cái chết dữ dội của Lão Hạc.
	C. Lòng xót xa thông cảm của ông giáo với Lão Hạc.
	D. Giải thích nguyên nhân vì sao cái chết của Lão Hạc thật dữ dội.
	Câu 3: Người xưng “ tôi” trong đoạn trích là ai?
	A. Binh Tư	C. Ông giáo
	B. Vợ ông giáo	D. Lão Hạc
	Câu 4: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác”. Buồn theo nghĩa khác ở đây là nghĩa nào?
	A. Buồn vì Lão Hạc đã chết thật thương tâm.
	B. Buồn vì con người tốt như Lão Hạc phải chết.
	C. Buồn vì cuộc đời có nhiều đau khổ, bất công.
	D. Vì cả 3 điều trên.
	Câu 5: Từ nào có thể thay thế được từ “Bất thình lình” trong đoạn văn trên?
	A. Nhanh chóng	C. Dữ dội
	B. Đột ngột	D. Quằn quại.
	Câu 6: "Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt" câu trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. Nói quá	C. Nhân hoá
	B. Nói giảm, nói trành	D. So sánh
	Câu 7: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?
	A. Vật vã	C. Xôn xao
	B. Rũ rượi	D. Xộc xệch
	Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
	A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt
	B. Tôi sẽ cố giữ gìn cho Lão
	C. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu
	D. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra
	Câu 9: ý nào nói đúng nhất bài học về cách làm bài văn thuyết minh?
	A. Nắm được yêu cầu của đề bài, phạm vi tri thức khách quan khoa học về đối trượng thuyết minh.
	B. Nắm được bố cục của bài văn thuyết minh gồm 3 phần mỗi phần có một nhiệm vụ riêng.
	C. Nắm được yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt học được cách phối hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài viết.
	D. Kết hợp cả 3 nội dung trên.
	Câu 10: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Chinh được viết ở thể loại nào?
	A. Thất ngôn tứ tuyệt
	B. Tự do
	C. Thất ngôn bát cú
	D. Ngũ ngôn
	Câu 11: Chủ đề của văn bản là gì?
	A. Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
	B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
	C. Là đối tượng mà văn bản nói tới tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
	D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
	Câu 12: Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?
	A. Thiếu dấu ngắt câu hoạc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
	B. Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.
	C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau.
	D. Tất cả các lỗi trên.
	Phần II: Tự luận (7 điểm)
	Câu1 (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn thuyết minh (từ 4 đến 6 câu) sử dụng phương pháp thuyết minh đã học (có thể sử dụng một hoặc kết hợp 2 phương pháp thuyết minh trở lên).
 Câu 2 (5 điểm): Em hãy giới thiệu về một con vật nuôi gần gũi trong gia đình. 

---------------Hết--------------


















UBND HUYỆN THUỶ NGUYấN
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC Kè I
MễN: NGỮ VĂN 8

 

	
Phần I/ Trắc nghiệm (3 điểm mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu 1: B
Câu 5: B
Câu 9: D
Câu 2: A
Câu 6: B
Câu 10: C
Câu 3: C
Câu 7: C
Câu 11: A
Câu 4: D
Câu 8: D
Câu 12:D

	Phần Tự luận ( 7 điểm)
	Câu 1: (2 điểm)
	- Dựng một đoạn văn hoàn chỉnh có thể trình bày theo một trong các cách: diễn dịch, qui nạp, song hành, tổng - phân - hợp 
	- Viết đúng đoạn văn sử dụng 1 hoặc 2 phương pháp thuyết minh (2 điểm)
	Câu 2 (5 điểm): 
	* Yêu cầu về phương pháp: Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh, vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần, tri thức trong bài văn đảm bảo tính chính xác, khách quan...
	* Bài viết có thể trình bày theo dàn ý sau:
	 I. Mở bài:
	Giới thiệu dối tượng thuyết minh: 1 con vật nuôi (chó, hoặc mèo, hoặc thỏ).
	 II. Thân bài:
	 - Nguồn gốc xuất xứ ( ở đâu? từ bao giờ...)
	 - Ngoại hình: + Hình dáng, màu sắc, cân nặng...
	 + Đầu, cổ, chân, đuôi, mắt…
	(Chú ý: Khi giới thiệu nét ngoại hình của con vật nên chọn bộ phận nổi bật thể hiện tập tính, đặc điểm chính con vật đó).
	- Đặc tính loài vật đó: + Tập tính nổi bật là gì?
	 + Ăn, ngủ…. 
	 + Sinh sản… 
	- Tác dụng:
	- Cách nuôi:
	- Một số bệnh thường gặp về loài vật đó, cách đề phòng…
	* Chú ý: Phần thân bài tuỳ theo đối tượng thuyết minh lựa chọn sắp xếp các ý cho phù hợp.
	III. Kết bài:
	 - Đánh giá bản thân về đối tượng thuyết minh.
	 Biểu điểm:
	* Điểm 4 -5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, diễn đạt tốt, còn một vài sai sót nhỏ.
	* Điểm 3: Đáp ứng được khá tốt các yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng, trình bày khá, còn sai một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
	* Điểm 1 - 2: Chưa đáp ứng các yêu cầu trên, còn yếu tố về cách diễn đạt, nội dung quá sơ sài...

--------------Hết--------------


























File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (8).doc