Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn: ngữ văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO __ ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất Câu1 . Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công. B. Trong chuyến đi thực tế của Huy Cận về vùng mỏ Quảng Ninh năm 1958. C. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. D. Sau năm 1975 khi đất nước giải phóng. Câu 2. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính- để nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi trẻ trung. B. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến. C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá nước ta. D. Dễ dàng kết hợp các phương thức biểu đạt như : biểu cảm, miêu tả, thuyết minh. Câu 3. Điểm khác biệt giữa Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là gì? A. Đề tài phản ánh B. Cách xây dựng hình ảnh C.Cách sử dụng ngôn ngữ giọng điệu D. Thể thơ Câu 4. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả kỉ niệm “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” ? A. Nhân hoá B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác C. Hoán dụ D. So sánh Câu 5. Các câu sau trong truyện Làng của Kim Lân, câu nào là độc thoại nội tâm? A. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. B. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. C. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. D. Hừ đánh thì cứ đánh, cày cấy thì cứ cày cấy, tản cư thì cứ tản cư. Hay đáo để. Câu 6. Nói “một từ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng nào? A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ. B. Hiện tượng đồng nghĩa của từ. C. Hiện tượng đồng âm của từ. D. Hiện tượng trái nghĩa của từ. Câu 7. Miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng gì? A. Để người đọc hình dung được sự việc. B. Để người đọc hình dung được con người. C. Để người đọc hình dung được cảnh vật. D. Để câu chuyện trở lên sinh động hơn. Câu 8.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải là thành ngữ? A. Chuột sa chĩnh gạo. B. Chia ngọt sẻ bùi. C. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy. D. Dầm sương dãi nắng. II. PHẦN TỰ LUẬN( 8 ĐIỂM ) Câu1. ( 2điểm ) Viết một đoạn văn ngắn( từ 6 dến 8 câu ) nội dung: giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Câu 2: ( 6 điểm) Nhân dịp 20- 11, kể lại một kỉ niệm đáng nhớ về thầy (cô ) giáo cũ. ------------------------------------------------------ UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO __ HƯỚNG CHẤM KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 I. Trắc nghiệm: 2 điểm Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C B D A D C II. Tự luận: 8 điểm Câu 1( 2 điểm) Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Thang điểm Hình thức Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu theo yêu cầu, diễn đạt rõ ràng, câu chữ không sai 0,5 Nội dung + Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu -Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) còn gọi là đồ Chiểu, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi( 1843), nhưng 6 năm sau ông bị mù. Không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc, chữa bệnh cho dân. - Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì. Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia các phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. - Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại những áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người như Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu; cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí cứu nước như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…Truyện Lục Vân Tiên làmột tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu + Giới thiệu về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Xuất xứ của đoạn trích: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phàn đầu của truyện. - Trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 1,0 0,5 Câu 2 ( 6 điểm ) Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Thangđiểm Hình thức - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. - Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm; chữ viết rõ ràng không sai chính tả 0,25 0,25 Nội dung Tổng 1. Mở bài: - Giới thiệu không khí tưng bừng của ngày 20-11 ở trường, ở lớp, ở ngoài xã hội. - Nghĩ về thầy cô và nhớ kỉ niệm về thầy. 2. Thân bài: a. Giới thiệu câu chuyện - Không gian, thời gian,đia điểm. - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. b. Kể chuyện - Giới thiệu về người thầy ( hoặc cô ). Có thể là tả diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng, công việc để nêu được tình cảm và sự đánh giá của học sinh với thầy cô. - Diễn biến câu chuyện ( trọng tâm ) :Sự phát triển của các tình tiết của truyện. Vai trò chủ đạo của nhân vật trong truyện. Cần xây dựng được tình huống đặc biệt; chú ý kể chuyện bằng giọng kể chuyện về hồi ức xưa và biểu lộ cảm xúc của bản thân về câu chuyện.. - Kết thúc câu chuyện và suy nghĩ của người kể. Có thể là những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm hoặc trong ý chí vươn lên. Nêu được những suy nghĩ như yêu thương, kính trọng, biết ơn( độc thoại lời nhắn gửi tới thầy (cô) và bạn bè. 3. Kết bài Cảm nghĩ về câu chuyện: câu chuyện là kỉ niệm đẹp (hoặc đáng ghi nhớ ) của tuổi học sinh. *Lưu ý: Tùy theo câu chuyện và cảm xúc của học sinh người chấm có thể linh động trong thang điểm 0,5 0,5 0,5 2,5 1,0 0,5 6,0 -----------------------------------
File đính kèm:
- van 9_ks1_3.doc