Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn: Sinh học 7

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm )
 Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là: 
1. Cơ thể chỉ có 1 tế bào, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như: Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản...
2. Có các bào quan khác nhau: không bào tiêu hóa, không bào co bóp, điểm mắt ...
3. Phần lớn sống ở nước, một số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh
4. Di chuyển bằng chân giả
5. Phần lớn sinh sản vô tính
Phương án đúng là: 
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 3, 5
C. 2, 3, 5
D. 1, 2, 3, 4, 5
2. Cách sinh sản của trùng roi là: 
A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể	
B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể
C. Hữu tính bằng tiếp hợp
D. Mọc chồi
3. Đặc điểm của tập đoàn Vôn vốc (tập đoàn Trùng roi) là: 
A. Gồm nhiều tế bào liên kết lại như mạng lưới
B. Mỗi cá thể có hai roi hướng ra ngoài
C. Dù có nhiều tế bào song chỉ là một nhóm động vật đơn bào
D. Cả A, B, C đều đúng
4. Chứng kiết lị có biểu hiện là: 
A. Đau quặn bụng
B. Đi ngoài nhiều
C. Phân có lẫn máu nhầy
D. Cả A, B, C
5. Loài nào sau đây có hình thức di chuyển theo kiểu co bóp dù? 
A. Thủy tức
B. Sứa
C. San hô
D. Trùng roi
6. Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?
A. Bò
B. Nhảy
C. Bơi
D. Bơi giật lùi và nhảy
7. Mực có đặc điểm nào sau đây?
A. Có 10 tua
B. Có 1 chân rìu
C. Có 8 tua
D. Có 2 mảnh vỏ 
8. Cơ thể chân khớp có vỏ gì bao bọc bên ngoài?
A. Cuticun
B. Kitin 
C. Vỏ cứng 
D. Vỏ mềm
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Trình bày cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét. 
Nêu các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.
 Câu 2 (2 điểm)
Ngành ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống con người? Cho ví dụ minh họa? 
Câu 3 (2 điểm)
Trình bày tác hại và cách phòng tránh giun đũa kí sinh? 
Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận của chúng sẽ như thế nào?
Câu 4 (2 điểm)
Trình bày tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống ?
Mỗi vai trò cho 5 ví dụ.
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK I
MÔN: SINH HỌC 7
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) 0,25 điểm/câu
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
D
D
C
D
A
B
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Cấu tạo và dinh dưỡng của trùng sốt rét 
Không có cơ quan di chuyển, không có các không bào .
Dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào, lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu 
0,5 đ
* Vòng đời:
Trùng sốt rét chui vào vào hồng cầu ăn chất nguyên sinh ở hồng cầu phá vỡ hồng cầu lại tiếp tục chui vào hồng cầu khác .
0,5 đ
* Biện pháp:
- Giữ vệ sinh cá nhân, VS môi trường .
- Nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ .
- Diệt lăng quăng, diệt muỗi .
- Ngủ mùng kể cả ban ngày .
1 đ
2
* Vai trò có lợi
Có vai trò trong tự nhiên: 
Tạo vẻ đẹp thiên nhiên .
Có ý nghĩa sinh thái đối với biển .
0,5 đ
Đối với đời sống con người: 
Làm đồ trang trí , trang sức .
Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi .
Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất 
1 đ
* Vai trò có hại: 
 Một số loại loài gây độc, ngứa cho người .
 - Tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông
0,5 đ
3
*Tác hại của giun đũa:
Giun đũa kí sinh thường gây cho người bệnh đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc .
0,5 đ
* Biện pháp phòng tránh: 
- Ăn chín, uống sôi .
- Không ăn thức ăn sống, không ăn rau chưa rõ nguồn gốc .
- Vệ sinh môi trường .
- Tiêu diệt ruồi nhặng .
- Tẩy giun theo định kỳ .
1 đ
* Giải thích: 
Vì lớp vỏ là “Chiếc áo hóa học ” chống tác động của dịch tiêu hóa . Nếu thiếu lớp vỏ đó, chúng sẽ bị tiêu hóa giống thức ăn
0,5 đ
4
* Có lợi: 
- Làm thực phẩm : Tôm, cua, mực, sú, sò 
- có giá trị xuất khẩu : tôm, mực, bạch tuộc, sò huyết, bào ngư 
- Được nhân nuôi : tôm, sú, tép thẻ, sò, trai 
- Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh : Ong, bọ cạp, sò huyết, bào ngư, mực 
1 đ
* Có hại: 
- Làm hại cơ thể động vật và người : Ốc, sán, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu
- Làm hại thực vật : Ốc, giun rễ lúa, châu chấu, sâu, ve sầu 
1 đ
 --------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docSinh 7_KS_HKI_2.doc
Đề thi liên quan