Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 10
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 9 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề ) ------------------------------- I. Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất 1 . Trong các phép lai sau, phép lai nào là phép lai phân tích ( 0.25 đ ) A. P. AA x Aa B. P. Aa x aa C. P. AA x AA D. P . Aa x Aa 2. Có 3 phân tử AND nguyên phân 4 lần liên tiếp tạo ra số AND con là:( 0.25 đ ) A. 16 B. 32 C.48 D. 64 3 . Cấu trúc trung gian giữa AND và protein là:( 0.25 đ ) A. m ARN B. tARN C. rARN. D . Cả A,B,C 4 . Đột biến cấu trúc NST thường gặp ở các dạng:( 0.25 đ ) A. Mất đoạn B. thêm đoạn C. đảo đoạn D. Cả 3 đáp án trên. 5 . Ở cặp NST số 21 ở người mất đi một NST, đột biến này bộ NST ở dạng:( 0.25 đ ) A. (2n+1) B.( 2n-1) C. (2n-2) D. (2n+ 2) 6 . Trẻ đồng sinh khác trứng là những trẻ sinh ra:( 0.25 đ ) A.Từ 1 trứng kết hợp với 1 tinh trùng C. Từ 1 trứng kết hợp với 2 tinh trùng B.2 trứng kết hợp với 2 tinh trùng khác nhau. D. Đáp án khác 7 . Bệnh đao ở người do nguyên nhân nào sau đây:( 0.25 đ ) A . Mất 1 NST ở cặp số 21 C . Mất đoạn ở NST số V. B . Mất NST X trong cặp XX D. Đáp án khác 8 . Công nghệ tế bào được ứng dụng trong lĩnh vực nào sau đây:( 0.25 đ ) A . Vi nhân giống cây trồng. C . Nhân giống vô tính ở động vật. B . Ứng dụng nuôi cấy tế bào và nuôi cấy mô. D . Tất cả các đáp án trên II . Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1 (1đ) Phát biểu nội dung của quy luật phân li. Câu 2: (3đ) So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến. Câu 3: (2đ) Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của AND ? Giải thích tại sao 2 AND con được sinh ra sau quá trình tự nhân đôi hoàn toàn giống AND mẹ ? Câu 4: (1đ) Một đoạn ARN có trình tự các Nucleotit như sau : -A-U-G-A-U-X-U-U-A-G-A-X-G- Hãy xác định trình tự các Nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên ? Câu 5: (1đ) Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35? -------------HẾT------------ UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 9 I. Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án B C A D B A A D II . Tự luận ( 8 điểm ) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P 1,0 2 Điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến 3,0 Thường biến Đột biến Là những biến đổi kiểu hình - phat sinh trong đời cá thể - Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng - không di truyền cho thế hệ sau. - Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống - Không có giá trị trong chọn giống và tiến hóa -Là những biến đổi kiểu gen -Phát sinh do điều kiện bên trong hoặc bên ngoài cơ thể - Phát sinh riêng lẻ ,không định hướng - Di truyền được cho thế hệ sau - thường có hại vcho sinh vật -Có giá trị trong chọn giống và tiến hóa 3 + Quá trình tự nhân đôi của AND : Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi AND tháo xoắn à 2 mạch đơn tách nhau dần dần àcác Nucleotit trên mạch đơn liên kết với các Nucleotit tự do trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới à quá trình tự nhân đôi kết thúc ; từ 1ADN mẹ tạo thành 2ADN con giống hệt AND mẹ . + Quá trình tự nhân đôi của AND diễn ra theo các nguyên tắc : nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa . Nhờ đó 2 AND con được tạo ra giống AND mẹ . 1,0 1,0 4 Đoạn gen tạo ra đoạn ARN trên có tình tự Nucleotit : (M1) -A-T-G-A-T-X-T-T-A-G-A-X-G- (M2) -T-A-X-T-A-G-A-A-T-X-T-G-X- ( Từ M2 của đoạn gen => đoạn ARN ) 1,0 5 Phụ nữ sinh con sau tuổi 35 → con dễ mắc bệnh Đao 1,0
File đính kèm:
- Sinh 9_KS_HKI_10.doc