Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1. (1 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: a/ (0.25 diểm). Tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được Menden gọi là gì ? A. Tính trạng lặn B. Tính trạng trung gian C. Tính trạng trội D. Tính trạng tương ứng b/ (0.25 điểm). Ở người đàn ông bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho ra những loại giao tử như thế nào về NST giới tính? A. 50% giao tử X và 50% giao tử Y B. 100% giao tử Y C. 100% giao tử X D. 25% giao tử X và 25% giao tử Y c/ (0.25 điểm). Đơn phân của AND gồm những loại nuclêôtít nào? A. Các loại nuclêôtít A, T, U, X B. Các loại nuclêôtít A, T, G, X C. Các loại nuclêôtít A, U, G, X D. Các loại nuclêôtít U, T, G, X d/ (0.25 điểm) Mắt một mí, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, cổ rụt là dấu hiệu của bệnh: A. Bạch tạng B. Tơcnơ C. Câm điếc bẩm sinh D. Đao Câu 2. (1 điểm):Hãy lựa chọn thông tin ở cột B sao cho phù hợp với thông tin ở cột A Các kì (A) Đáp án Nguyên phân (B) a. Kì đầu a A. Các NST đơn dãn xoắn, kết quả từ 1 TB mẹ cho 2 TB con có bộ NST như ở TB b. Kì giữa b B. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn, rồi phân li về 2 cực của tế bào. c. Kì sau c C. Các NST kép đóng xoắn cực đại xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. d. Kì cuối d D. Các NST ở dạng sợi mảnh bắt đầu nhân đôi. E. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn dính, co ngắn đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1. (1 điểm) Một đoạn ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: - A- U- G- X- U- U- G- A- Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. Câu 2. (2,0 điểm): Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến gen ? Câu 3. (3,0 điểm): Phân biệt đặc điểm khác nhau cơ bản của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng ? Câu 4. (2,0 điểm): Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN: SINH HỌC 9 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 c a b d a b c d Đáp án C A B D E C B A II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Mạch khuôn: - T- A- X- G- A- A- T- - Mạch bổ sung - A- T- G- X- T- T- A- 0,5 0,5 2 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Các dạng đột biến gen: + Mất một cặp nucleotit + Thêm một cặp nucleotit + Thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác 0,5 0,5 0,5 0,5 3 * Đặc điểm khác nhau cơ bản của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng: - Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen, cùng giới tính. - Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới tính. 1,5 1.5 4 Phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 vì: Tế bào sinh trứng bị lão hóa, quá trình sinh lí và sinh hóa nội bào bị rối loạn, dẫn tới sự phân li không bình thường ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21. Dễ sinh ra những đứa trẻ bị tật, bệnh di truyền như bé, lùn, cổ ngắn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn, si đần và không có con. 2
File đính kèm:
- Sinh 9_KS_HKI_11.doc