Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 12

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KỲ I
Phần 1: Trắc nghiệm(2,0)
Câu 1(2,0): Khoanh tròn vào chữ cái đầu trước phương án trả lời đúng
 1. Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì F1:
a) phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1	c) phân li theo tỉ lệ 3 trội:1 lặn	
b) phân li theo tỉ lệ 1:2:1	d) đồng tính
2. Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
a) kì giữa	b) kì đầu	c) kì trung gian	d) kì cuối
3. Trên một mạch của ADN, có một đoạn có trật tự là: -A-T-G-T-A-G
trật tự của mạch còn lại tại vị trí tương ứng là:
a)- A-T-G-X-A-T-	c) -T-U-X-G-U-G-
b) -T-A-X-A-T-X-	d) -A-U-G-X-A-X-
4. Ở những loài sinh sản hữu tính bộ NST đặc trung của loài được ổn định qua các thế hệ là nhờ:
a) nguyên phân kết hợp với thụ tinh
b) quá trình nguyên phân
c) nguyên phân, giảm phân kết hợp với thụ tinh
d) nguyên phân kết hợp giảm phân
5. Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen
a) sinh sản và phát triển mạnh
b) có chu kì hoa và vòng đời trong một năm
c) có hoa lưỡng tính và tự thụ phấn khá nghiêm ngặt
d) số nhiễm sắc thể ít và dễ phát sinh biến dị
6. Một tế bào nguyên phân liên tiếp 3 lần, số tế bào con tạo ra là:
a) 3	b) 8	c) 5	d) 6
7. Kiểu gen nào sau đây thuộc thể đồng hợp
a) AaBB	b) aabb	c) AABb	d) Aabb
8. Một đoạn phân tử ADN có 10 cặp nucleotit. Chiều dài của đoạn phân tử đó là:
a) 20 A0	b) 200 A0	c) 3,4	A0	d) 34 A0
II. TỰ LUẬN: (8,0Đ)
Câu 2: (2,5đ) Trình bày cấu trúc không gian của ADN. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Câu 3: (1,5) Người bị bệnh Đao có bộ nhiễm sắc thể khác người bình thường như thế nào? Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?
Câu 4:(1,5) Một nhiễm sắc thể bình thường chứa các đoạn như sau:
I
H
G
FFF
E
D
C
B
A
Hãy viết cấu trúc của NST trên khi xảy ra một trong các dạng đột biến sau:
a) Lặp đoạn NST GH	c) Mất đoạn A của NST	
b) Đảo đoạn NST chứa BCD
Câu 5: (2,5) Ở người, tính trạng mắt nâu trội hoàn toàn so với mắt đen. Trong một gia đình, người bố có mắt nâu, người mẹ có mắt đen.
Hãy cho biết kiểu gen của người bố và người mẹ 
Viết sơ đồ lai và xác định kiểu gen, kiểu hình của người con(F1)
----------------HẾT---------------------
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KỲ I
MÔN: SINH 9
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) 
Câu 1 (1,0) Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
d
a
b
c
c
b
b
d
II. Tự luận (8 điểm) 
Câu
Nội dung
Điểm
2
 * Cấu trúc không gian của ADN: 
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục
- Các nucleotit ở 2 mạch liên kết theo NTBS: A - T; G - X
- Mỗi chu kì xoắn cao 34 A0
- Đường kính vòng xoắn 20 A0
* ADN tự nhân đôi theo 3 nguyên tắc: 
- Nguyên tắc khuôn mẫu
- NTBS: A - T, G - X
- NT bán bảo toàn: Trong phân tử ADN con có một mạch của ADN mẹ
0, 5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
* Bệnh đao: NST số 21 tăng lên một chiếc
* Đặc điểm: lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, bị si đần, không có con ...
0,5
1,0
4
ABCDEFGHGHI
ADCBEFGHI
BCDEFGHI
0,5
0,5
0,5
5
* Quy ước gen: A quy định mắt nâu 
 a: quy định mắt đen
a) Xách định kiểu gen bố mẹ :
 + Bố mắt nâu ( Aa, AA)
 + Mẹ mắt đen(aa) 
b) sơ đồ lai
TH1: P Bố mắt nâu (AA ) x 	mẹ mắt đen( aa)
	Gp	A	 a
	Con(F1)	 
 Aa: (mắt nâu)
TH2: P Bố mắt nâu (Aa) x mẹ mắt đen (aa)
	Gp	A,a	 a
	Con(F1)	 
 1 Aa: 1 aa ( 1 mắt nâu: 1 mắt đen)
0,25
0,5
0,25
0,75
0,75
----------------HẾT---------------------

File đính kèm:

  • docSinh 9_KS_HKI_12.doc
Đề thi liên quan