Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 2

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I - Môn: Sinh học 9 - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA K HẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Chọn đáp án đúng
1- Ở cà chua, bộ NST 2n=16, tế bào của thể đột biến là
A. tế bào có 15 NST.
B. tế bào có 17 NST.
C. tế bào có 18 NST.
D. tế bào có 32 NST.
2- Kiểu hình nào sau đây thuộc đột biến gen?
A. Bệnh đao.
B. Bệnh máu khó đông.
C. Bệnh Claiphentơ.
D. Bệnh tơc nơ.
3. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho 
A. 4 loại giao tử.
B. 2 loại giao tử.	
C. 1 loại giao tử.
D. cả A và B.
4- Ở ngô, bộ NST 2n= 20 NST. Số lượngNST trong thể 3 nhiễm là
A. 19.
B. 22.	
C. 21.
D.30
5- Trẻ đồng sinh cùng trứng là những đứa trẻ	
A. có kiểu gen giống nhau, kiểu hình khác nhau
B. có kiểu gen khác nhau, kiểu hình giống nhau.
C. có kiểu gen và kiểu hình giống nhau.
D. có kiểu gen và kiểu hình khác nhau.
6- Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu di truyền người người là
A. nghiên cứu trẻ sinh đôi.
B. nghiên cứu phả hệ.
C. gây đột biến.
D. cả A và B.
7- Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen?	
A. Là để chuyển đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận.
B. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống.
C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống.
D. Cả A và B.
8- Kĩ thuật gen được ứng dụng như thế nào?	
A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới
B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen
C. Tạo giống động vật biến đổi gen.	
D. Cả A, B và C.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập?
Câu 2. (1 điểm) Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. 
Câu 3. (1 điểm) Một đoạn gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: – A – T – G – X – T – X – G – X – G – A – 
Mạch 2: – T – A – X – G – A – G – X – G – X – T – 
 Hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen.
Câu 4. (2 điểm) Phân biệt thường biến và đột biến.
Câu 5. (1.5 điểm) Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b nằm trên NST thường quy định. Cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh ra một con trai bình thường và một con gái bạch tạng. Cậu con trai này lấy vợ bình thường lại sinh được một con gái bình thường và một con trai bạch tạng. Hãy lập sơ đồ phả hệ của gia đình nói trên ?	
Câu 6. (1.5 điểm) Công nghệ tế bào là gì ? Các công đoạn thiết yếu của công nghệ tế bào.
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I 
MÔN: SINH HỌC 9
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
A
B
B
C
C
D
A
D
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
* Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
0.5
0.5
2
Phân biệt NST thường và NST giới tính
NST thường
NST giới tính
- Thường tồn tại nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể
- Chỉ tồn tại thành một cặp trong tế bào lưỡng bội
- Tồn tại thành cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính.
0.5
0.25
0.25
3
Mạch 1: – A – T – G – X – T – X – G – X – G – A – 
Mạch 2: – T – A – X – G – A – G – X – G – X – T – 
 Mạch ARN: – A – U – G – X – U – X – G – X – G – A – 
1.0
4
b) Phân biệt thường biến và đột biến
Thường biến
Đột biến
- Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, không biến đổi trong vật chất di truyền.
- Do điều kiện sống của môi trường thay đổi
- Là biến dị không di truyền được.
- Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.
- Có lợi.
- Giúp sinh vật thích nghi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
- Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST). 
- Do những tác nhân trong hay ngoài tế bào.
- Là biến dị di truyền được.
- Xuất hiện riêng lẻ, từng cá thể, không xác định.
- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính;.
- Là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
5
	: Da bình thường
 : Da bạch tạng
- Ta có sơ đồ phả hệ sau:
 P: 	
 F1: 
 F2:
0.5
0.25
0.5
0.25
4 
* Công nghệ tế bào: Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô hoặc nuôi cấy tế bào để tạo ra các mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
* Các công đoạn thiết yếu:
- Tách tế bào từ thực vật hoặc động vật rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo ra các mô sẹo
- Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Đưa ra môi trường sản xuất.
0.5
0.5
0.25
0.25
--------------- HẾT --------------

File đính kèm:

  • docSinh 9_KS_HKI_2.doc
Đề thi liên quan