Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn Vật lý 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 
MÔN :VẬT LÝ 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦNTRẮC NGHIỆM (2.00 điểm)
 Hãy chọn chỉ một chữ cái đứng trước kết quả đúng vào bài làm của em.
 Câu 1:(0.25 điểm). Để đo chiều dài của mộy vật(khoảng hơn 30 cm ),nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất:
Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1mm;
Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1cm;
Thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất 1mm;
Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5cm.
Câu 2: (0.25 điểm).Dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu là 35cm3,thể tích nước sau khi thả sỏi là 50cm3. Thể tích hòn sỏi là:
A. 50 cm3 B. 15 cm3 C. 35 cm3 D. 85 cm3
Câu 3: (0.25 điểm). Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật và có đặc điểm nào dưới đây:
Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau;
Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau;
Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau;
Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.
Câu 4:(0.25 điểm).Đơn vị của lực là:
 A.N B. N/m3 C. kg D. Kg/m3.
Câu 5: (0.25 điểm). Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng là bao nhiêu:
 A. 450 N B. 45 N C. 4,5 N D. 4500 N.
Câu 6: (0.25 điểm). Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
 A. Cái kéo B. Cái kìm
 C. Cái mở nút chai D. Cái cưa
Câu 7: (0.25 điểm). Một bạn học sinh đá quả bóng đập vào tường rồi nảy ra thì xảy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng:
A. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng; 
B. Chỉ có sự biến dang chút ít của quả bóng; 
C. Quả bóng bị biến dạng đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi; 
D. Không có hiện tượng gì xảy ra. 
Câu 8: (0.25 điểm).Khi một lò xo bị biến dạng, hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ;
Biến dạng càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn;
Biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm đi;
Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn;
II. PHẦN TỰ LUẬN:(8.00 điểm)
Bài 1: (2.00 điểm). Đổi các đơn vị sau:
a) 50kg=..................g b) 5 ml=.....................cm3 
c) 65cm=.................m d) 1m3=.....................dm3
Bài 2: (2.00 điểm). 
Nêu cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
 b) Em hãy nêu cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước có hình dạng bất kì bằng bình chia độ?
Bài 3: (4.00 điểm).
 Một cái cột bằng sắt có thể tích 2 m3 và nặng 15600 kg. Tính:
Trọng lượng của cái cột,trọng lượng riêng và khối lượng riêng của sắt.
Để đưa cột này lên cao theo phương thẳng đứng thì cần một lực ít nhất là bao nhiêu?
---------------HẾT---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ I 
MÔN : VẬT LÍ 6
Phần trắc nghiệm (2.00 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
C
A
D
C
C
D
Phần tự luận (8.00 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
 1
a) 50000
0.5
b) 0,65
0.5
c) 5
0.5
d) 1000
0.5
2
 a) -Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng
 - Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
1.0
b) Đổ một lượng nước vào bình chia độ. Thả vật rắn có hình dạng bất kì vào bình chia độ. Mực nước trong bình dâng thêm đó là thể tích của vật rắn đó.
1.0
3
Cho V= 2m3
 m=15600kg
Tính P=? D=? d=?
0.5
a) -Trọng lượng của cái cột là:
P=10.m= 10.15600 = 156000 (N)
 - Khối lượng riêng của cái cột đó là:
 D= m/V= 15600:2 = 7800 (kg/m3)
 - Trọng lượng riêng của cái cột đó là:
 d=10.D = 10. 7800 = 78000 (N/m3)
0.75
0.75
0.5
b)Để đưa cột này lên cao theo phương thẳng đứng thì cần một lực ít nhất bằng trọng lượng của vật là 156000N.
1.5
* Học sinh làm cách khác, đúng – cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docVat ly 6_KS_HKI_1.doc
Đề thi liên quan