Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn: Vật lý 7 - Đề 3

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn: Vật lý 7 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 
MÔN: VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM:(2 điểm)
Câu 1:Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng: (mỗi ý đúng được 0,25đ)
1. Đường truyền của ánh sáng là đường thẳng khi truyền trong:
A. Môi trường trong suốt.	B. Môi trường cùng tính chất.
A
S
N
R
C. Môi trường trong suốt và đồng tính.	D. Môi trường bất kỳ.
2. Cho hình vẽ bên, nếu góc SAN = 420 thì số đo góc NAR là:
A. 210 	B. 420 	
C. 840	D. 900
3. Đơn vị đo tần số là?
A. m/s
C. Hz(héc)
B. dB(đề xi ben)
D. S(giây)
4. Âm thanh có thể truyền được trong tất cả các môi trường?
A. Chất khí, chất lỏng, chất rắn
C. Chất rắn, chân không, chất khí
B. Chất khí, chất lỏng, chân không
D. Chất khí, chất lỏng, chân không
5. Dùng dùi gõ mạnh vào mặt trống để phát ra âm thanh, khi đó:
A. Dùi trống dao động.	B. Mặt trống dao động.
C. Cái trống dao động.	D. Thành trống dao động.
6. Ta nghe được tiếng vang khi:
A. Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
B. Âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây.
C. Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
D. Âm phản xạ đến tai ta nhanh hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 15 giây.
7. Tần số dao động càng lớn thì?
A. Âm phát ra càng nhỏ
C. Âm nghe càng rõ
B. Âm nghe càng vang xa
D. Âm phát ra càng cao
8. Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng 1 mặt phẳng với:
A
Tia tới và đường vuông góc với tia tới
B
Tia tới và đường pháp tuyến với gương
C
Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc Tia tới 
D
Tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới
II. TỰ LUẬN:(8Đ)
Bài 1: Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn? Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? 
 Lấy ví dụ thực tế minh họa cho các biện pháp đó?(3đ)
Bài 2: Với cùng độ to của âm như nhau, trong trường hợp nào ta nghe được rõ hơn:
 Trong phòng họp đóng kín cửa hay ở ngoài trời? Tại sao lại như vậy? (2đ)
Bài 3: (3đ)
a) Nêu tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
b) Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ:
- Hãy vẽ một tia phản xạ ứng với tia AI bất kì đến gương.
B
- Vẽ ảnh AB của AB tạo bởi gương phẳng (vẽ luôn vào hình đã cho)
A
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KỲ I
MÔN: VẬT LÝ 7
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM:(2 điểm)
Mỗi câu chọn đúng được 0,25đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
C
A
B
A
D
D
II. TỰ LUẬN:(8Đ)
BÀI
NỘI DUNG
ĐIỂM
Bài 1
* Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
1
* Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường dùng các biện pháp sau:
- Tác động vào nguồn âm: Treo biển báo “ cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học
- Phân tán đường truyền: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau
- Ngăn không cho âm truyền đến tai: Dùng các vật liệu cách âm 
1,5đ
(Mỗi ý đúng được 0,5đ)
VD: 0,5đ)
Bài 2
Trong phòng kín nghe to hơn.	
0,5đ
Vì khi nghe trong phòng kín, âm bị phản xạ trên các bức tường tạo ra các âm vang, các âm vang này đến tai ta gần như cùng một lúc so với âm phát ra làm cho ta có cảm giác như âm phát ra lớn hơn. Khi nói ngoài trời, âm phát ra hầu như không có phản xạ và bị nhiều vật hấp thụ nên ta nghe âm nhỏ hơn.	
1,5đ
Bài 3
a) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:
- Ảnh ảo
- Kích thước lớn bằng vật
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
1,5đ
(Mỗi ý đúng được 0,5đ)
b) Dựng đươc ảnh AB của AB qua gương phẳng:
- Vẽ đúng tia tới AI và tia phản xạ IP
B
A
I
 A
 B
1,5đ

File đính kèm:

  • docVat ly 7_KS_HKI_4.doc