Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn: Vật lý 7 - Đề 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn: Vật lý 7 - Đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : VẬT LÝ 7 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, HS làm bài vào tờ giấy thi. I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm) 1. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? A. Mặt Trời phát ra ánh sáng B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất C. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng D. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất 2. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400 Góc tới có giá trị nào sau đây? A. 200 B. 800 C. 400 D. 600 3. Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào sau đây là đúng? A. Không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật B. Hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật C. Không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật D. Hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật 4. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? A. Khi mắt ta hướng vào vật B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng chiếu vào vật C. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta D. Khi vật được chiếu sáng 5. Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào? A. Là ảnh ảo, bằng vật B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật D. Là ảnh thật, nhỏ hơn vật 6. Khi ta đang nghe đài thì: A. Màng loa của đài dao động B. Màng loa của đài bị nén C. Màng loa của đài bị bẹp D. Màng loa của đài bị căng ra 7. Trong các giá trị về độ to của âm sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau? A. 90 dB B. 20 dB C. 230 dB D. 130 dB 8. Tác dụng của gương cầu lõm là: A. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm B. Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song C. Tạo ảnh ảo lớn hơn vật D. Cả nội dung A,B,C đều đúng II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 (2,5đ): Cho hình vẽ S a/ Góc tạo bởi tia tới và gương là 400. Góc phản xạ bằng bao nhiêu độ? b/ Từ đó vẽ tia phản xạ IR ứng với tia tới SI. I (Vẽ trực tiếp trên hình và ghi đầy đủ các kí hiệu trên hình vẽ) 400 Câu 2 (2,5đ): Trong 3 phút vật thực hiện được 5400 dao động a/ Tính tần số dao động. b/ Tai ta có thể nghe thấy âm thanh mà vật này phút ra không? Câu 3 (2đ): Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe tiếng sét. Hãy giải thích? Câu 4 (1đ): Em hãy kể một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống. ------------------------------- Hết -------------------------------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : VẬT LÝ 7 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 D A C C B A D D II. Phần tự luận (8 điểm): Bài Đáp án Điểm Bài 1 2,5 đ a/ Góc tới = 900 - 400 = 500 Góc phản xạ = 500 b/ Vẽ hình đúng 1 đ 0,5đ 1 đ Bài 2 2,5 đ a/ tần số dao động là f = 5400: 3.60 =30 (Hz) b/ Tai ta có thể nghe được âm thanh với tần số 30Hz trong phạm vi tần số 20 Hz đến 20.000Hz . 1 đ 1 đ 0,5 đ Bài 3 2đ Vận tốc âm trong không khí (340m/s) rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng trong không khí (300.000km/s). Do đó, ta nhìn thấy ánh chớp gần như ngay tức khắc và một lúc sau mới nghe được tiếng sét. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Bài 4 1 đ Việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống : Tác động tới nguồn âm như yêu cầu các bạn xung quanh chú ý nghe giảng không nói chuyện riêng Ngăn chặn âm không truyền tới tai:sử dụng bông khi có âm lớn Phân tán âm trên đường truyền như: trồng cây xanh; đóng cửa khi học bài 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ
File đính kèm:
- Vat ly 7_KS_HKI_8.doc