Đề kiểm tra khảo sát học kì I năm học: 2008-2009 môn: ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I năm học: 2008-2009 môn: ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục- đào tạo Đề kiểm tra khảo sát học kì I 
 huyện hương sơn Năm học: 2008-2009
 ===****=== Môn: Ngữ văn 9 (Thời gian: 90 phút)
 ===***===
 
 
Câu 1: 
	Cho câu thơ: “ Không có kính rồi xe không có đèn”
 ……………………………………
 a. Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành đoạn thơ gồm 4 dòng?
 b. Cho biết, đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
 c. Nêu nội dung của đoạn thơ?
Câu 2: 
Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 6 đến 8 câu trình bày tác dụng của yếu tố kì ảo trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ?
Câu 3: 
Sách giáo khoa Ngữ văn 9 (Tập1) có viết: “ Đoạn trích truyện “ Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh”. Bằng hiểu biết của em về đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng hãy làm rõ nhận định trên?
====Hết====






















Phòng giáo dục - đào tạo Đáp án và biểu điểm
 Huyện hương sơn Đề kiểm tra khảo sát học kì I 
 =====****===== Năm học 2008-2009
 Môn: Ngữ văn 9 (Thời gian: 90 phút)
 ==***==
Câu 1: (2 điểm)
 a.Chép đúng 3 câu thơ tiếp theo của bài thơ. (0,5điểm)
 b. Trả lời chính xác:
 - Tên bài thơ: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0,25điểm)
 - Tên tác giả: Phạm Tiến Duật (0,25điểm)
 - Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1969, trong thời kì đất nước ta đang hực hiện cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ bảo vệ tổ quốc ở miền Nam thống nhất nước nhà…Bài thơ được trích từ tập thơ: “Vầng trăng quầng lửa”của nhà thơ Phạm Tiến Duật. (0,5điểm)
 c. Nội dung: Đoạn thơ tập trung thể hiện hình ảnh những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe kiên cường, hiên ngang, bất khuất, quả cảm không quản ngại khó khăn gian khổ mà vẫn thẳng tiến vì Miền Nam phía trước. (0,5điểm)
Câu 2: ( 1,5 điểm)
* Về nội dung: 
- Khẳng định: Yếu tố kì ảo trong truyện là một yếu tố nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện. 
- Trình bày được tác dụng: 
 + Tô vẽ thêm vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương,
 + Tạo nên kết thúc có hậu cho truyện.
 + Khẳng định lòng thương cảm của tác giả Nguyễn Dữ đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. (lòng nhân đạo của nhà văn)
* Về hình thức: 
- Viết đoạn văn có 6 đến 8 câu liên kết chặt chẽ về hình thức, nội dung mạch lạc.
- Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch ( Câu chủ đề ở đầu đoạn).
- Lời văn trong sáng, cảm xúc, không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả…
Câu 3: (6,5điểm)
 1. Về nội dung:
* Mở bài: vài nét về tác giả, tác phẩm, trích nhận định. (0,5 điểm)
* Thân bài: chứng minh làm rõ vấn đề, đảm bảo những ý cơ bản sau: (5,5 điểm)
 - Nêu ngắn gọn tình huống truyện: (0,5 điểm)
 + Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái- bé Thu. Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ông Sáu là cha. Khi bé Thu nhận cha thì cha con ông phải chia tay con lên đường.
 + ở chiến trường ông dành hết tình cảm của mình dành cho con vào làm chiếc lược ngà để làm quà cho bé Thu, nhưng món quà chưa được trao cho con thì ông đã hi sinh và nhờ người đồng đội của mình trao cho bé Thu.
- Tình cảm của ông Sáu dành cho con:( 2 điểm)
 + vui mừng, xúc động khi gặp lại con sau tám năm xa cách.
 + đau khổ, luôn tìm cách gần gũi con khi con không nhận cha.
 + sung sướng, hạnh phúc, cảm động khi nghe tiếng gọi “ba” như xé của bé Thu lúc lên đường.
 + Xa con ông ân hận vì mình đã đánh con lúc nóng giận và ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào làm chiếc lược ngà tặng con.
 + Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi cho đồng đội là ông Ba mang cây lược về cho con gái
- Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu: ( 2 điểm) - ( Phân tích diễn biến tâm lý của bé Thu.)
 + Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và, xa lánh, có thái độ ương nghạnh, thậm chí hỗn xược…dứt khoát không nhận ông Sáu là chađBiểu hiện của tình yêu cha vì em chỉ yêu cha khi biết chắc đó là cha của mình.
 + ân hận, dằn vặt “thở dài như người lớn” khi nghe bà ngoại kể về chiếc thẹo trên khuôn mặt ba.
 + thái độ và hành động của Thu thay đổi hoàn toàn trước giờ phút ông Sáu lên đường.đTình cảm bùng ra mạnh mẽ, cuống quýt xen lẫn sự ân hận.( dẫn chứng)
 đ Chính tình yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.(0,5 điểm)
- Bằng cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật…. đặc sắc tác giả đã khắc họa được tình cảm phụ tử bất diệt. ( 0,5điểm).
* Kết bài: ( 0,5điểm) 
- Khẳng định lại vấn đề
- Cảm nghĩ của em về tình phụ tử, về đoạn trích.
2. Về hình thức:
- Đảm bảo hình thức của một bài văn nghị luận phân tích chứng minh.
- Bố cục rõ ràng.
- Diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, không sai lỗi chính tả ; đảm bảo nội dung yêu cầu; dẫn chứng, lí lẽ phong phú. 
- Bài khá phải có sự sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân…
=====Hết=====





 

File đính kèm:

  • docDe thi khao sat hoc ki I.doc