Đề kiểm tra khảo sát học kì II

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II 

 
M«n: Ng÷ v¨n 9
 Thời gian 90 phút( không kể thời gian giao đề)
 ---------------------
I-Trắc nghiệm:( 2 điểm) chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi đáp án đúng?
Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
 A-Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.
 B-Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
 C- Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.
 D-Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
Câu 2: Bài thơ nào dưới đây được tác giả sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt?
 A- Mùa xuân nho nhỏ C-Viếng lăng Bác
 B- Sang thu D-Nói với con
Câu 3: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” 
 ( Viếng lăng Bác –Viễn phương) 
 A- So sánh C-Hoán dụ
 B-Ẩn dụ D-Điệp ngữ
Câu 4: Hiệu quả của phép tu từ tìm được trong hai câu trên là gì?
Ca ngợi sự cao quý của hình ảnh Bác.
 B- Ca ngợi vẻ đẹp diệu kì củ hình ảnh Bác.
 C- Ca ngợi sự trường tồn vĩnh hằng của Bác.
 D- Ca ngợi công lao to lớn của Bác.
Câu 5 : Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy :
 A. Chiền chiện.	 B. Gian lao.
 C. Lợi lộc.	 D. Long lanh.
Câu 6 : Trong những câu dưới, câu nào có thành phần khởi ngữ?
 A. Tôi đọc quyển sách này rồi.
 B. Quyển sách này tôi đọc rồi.
 C. Nhà tôi có hai con mèo.
 D. Tôi vừa làm xong bài tập.
Câu 7: Nghĩa tường minh là gì?
 A- Là nghĩ được nhận ra bằng cách suy đoán.
 B-Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
 C- Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
 D- Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.
Câu 8 : Câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách" chỉ được hiểu theo tường minh đúng hay sai?
 A. Đúng	 B . Sai
II. Tự luận: (8 điểm)
 Câu1.(2điểm)
Phân tích hình ảnh “Lộc” trong những câu thơ sau bằng một đoạn văn từ 7- 8 câu.
 “ Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ.
 ( Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải)
 
Câu.2(6 điểm)
 Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
 
 -------------------------Hết----------------------


UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II 
M«n: Ng÷ v¨n 9 

 I.Trắc nghiệm (2 điểm): 8 câu , mỗi câu trả lời đúng = 0,25 điểm

Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Đáp án
 B
 A
 B
 C
 D
 B
 B
 B
II. Phần tự luận 
Câu
 Đáp án
Điểm
Câu 1
2.0đ
* Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu
* Nôi dung: các câu văn trong đoạn liên kết với nhau cùng hướng về một nội dung theo yêu cầu của đề: đảm bảo các ý sau:
 + Hai câu thơ nói về mùa xuân chiến đấu và mùa xuân sản xuất của nhân dân ta. Câu thơ có cấu trúc song hành, giầu gợi cảm. Lộc là lá non chồi biếc, là tinh tuý của thiên nhiên của mùa xuân đất trời. Hình ảnh lộc giắt đầy trên lưng là hình ảnh rất thực. Người lính khoác trên lưng vành lá nguỵ trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ tỏ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng, trải dài nương mạ bát ngát quê hương, lộc của hộ là nương mạ non, là mầm sống sinh sôi, làm nên no đủ và giầu có. Ý thơ còn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc; máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi.
0.5 đ


1.5đ
 Câu2
 6.0đ
 1. Yêu cầu về kĩ năng.
 Trên cơ sở sự hiểu biết về nhân vật HS biết vận dụng các kĩ năng làm bài nghị luận về nhân vật văn học.
-xây dựng luận điểm, làm rõ luận điểm
-Bố cục rõ ràng,mach lạc
-trình bày sạch đẹp, khoa học.
2. Về kiến thức:
HS phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định, cảm nhận khái quát.
2.Thân bài:
+ Nguồn gốc xuất thân: Là con gái Hà Nội Phương Định vào chiến trường mang theo kỉ niệm êm đềm bên người mẹ trong căn nhà nhỏ ở một đường phố yên tĩnh ở thủ đô... Những kỉ niệm ấy là động lực tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để cô chiến đấu vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh dữ dội, khốc liệt của chiến tranh.
+ Tính cách: Phương Định rất nhậy cảm kín đáo luuôn ý thức được bản thân. Cô tự đánh giá „ Tôi là một cô gái khá.Hai bím tóc dày tương đói mềm, có một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”.Phương Định tự hào về đôi mắt xa xăm của mình. Cô thích được ngắm mình trong gương, hay mơ mộng, thích hát và sưu tầm bài hát.... Đó là tinh thần của thế hệ trẻ, của một dân tộc anh hùng.
+Yêu quí đồng đội: Đối với các anh bộ đội trong suy nghĩ của cô đó là Những người đẹp nhất, thông minh can đảm nhất”. Nhưng khi gặp các anh cô không hề vồn vã như các cô gái khác mà thường đứng ra xa khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác môi mím chặt. Biểu hiện ấy có vẻ hơi kiêu kì như đó là cái kiêu rất nữ tính của phương Định.
+ Bản lĩnh của Phương Định được thể hiện rõ nhất trong lần phá bom. Mặc dù đã rất quen với công việc thậm chí có ngày có thể phá đến 5 quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách không nhỏ.
- Khi đến gần quả bom: Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, ‘‘Tôi không đi khom’’. Lòng dũng cảm của cô được kích thích thêm bởi lòng tự trọng.
- Ở bên quả bom ( đào đất đặt mìn phá bom), cân kề với cái chết, bất ngờ từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn: ‘‘Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đén gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm chậm quá. Nhanh lên một tí! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành’’. Tôi châm ngòi khoả đất	và chạy lại chỗ ẩn nấp.
- Trạng thái chờ bom nổ: Căng thẳng ngột ngạt đến cao độ: ‘‘Tôi nép vào bức tường đất nhìn đồng hồ. Không có gió, tim đập không rõ...Còn đàng kia lửa đang chui bên trong cái dây mìn chui vào ruột quả bom...’’.Trong thời gian chờ đợi ấy phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết rất mờ nhạt. Quan trọng nhất là : ‘‘Liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?’’
* Có thể nói đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là một đoạn văn xuất sắc nhất trong truyện ‘‘Những ngôi sao xa xôi’’, đoạn văn hiện lên như một thước phim tư liệu sống động, chân thực.Lê Minh Khuê đã dựng lên một tượng đài lẫm liệt về những nữ thanh niên xung phong anh hùng...
* Đánh giá chungTruyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, trần thuật theo ngôi thứ nhất cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ trẻ trung giàu nữ tính... tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.
3.Kết bài:
+ Khảng định vẻ đẹp của ba nữ thanh niên xung phong- tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam...
+ Bài học cho bản thân...








0.5đ



0.5đ




0.5đ





0.5đ





1.5đ


















1.0đ




0.5đ


0.5đ

0.5

Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào mức độ đạt được ở phần kiến thức và kĩ năng để cho điểm .








File đính kèm:

  • docvan 9_ks2_2.doc