Đề kiểm tra khảo sát học kì II Môn: Ngữ Văn 8 huyện Thủy Nguyên

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II Môn: Ngữ Văn 8 huyện Thủy Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II

 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
 	
I.Phần trắc nghiệm : 2đ
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất :
1. Thể văn nghị luận cổ nào dướí đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp ?A. Chiếu. C. Cáo 
B. Hịch. D. Tấu2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài “Nhớ rừng” muốn thể hiện điều gì ?A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son. C. Tình yêu nước nồng nàn. 
B. Khát vọng làm chủ thế giới. D. Khát vọng tự do mãnh liệt.3. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ?A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. C. Bài toán dân số
B. Đi bộ ngao du. D. Ôn dịch, thuốc lá4. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu: “Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lý lẽ chặt chẽ và bằng ……”A. Bố cục chặt chẽ. C. Các biện pháp tu từ. 
B. Giọng điệu hùng hồn. D. Tình cảm chân thành.5. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ?A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi.C. Bạc phơ mái tóc người cha.D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập.6. “Lượt lời” là gì ?A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại.B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại.
C. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau.
D. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại.7. Một bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả.
 A. Đúng B. Sai
8. Tường trình là loại văn bản: 
A. Đề nghị cấp trên có thẩm quyền giải quyết sự việc theo yêu cầu.
B. Tổng kết lại những việc đã làm được và chưa làm được trong một thời gian nhất định.
C. Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
D. Thông tin rộng rãi của cơ quan có thẩm quyền gửi tới người dân hoặc tới cấp dưới.II. Phần tự luận: 8đ
Câu 1 (2 điểm). Chép lại chính xác bài thơ: “Tức cảnh Pắc Bó” (thơ Hồ Chủ Tịch) và nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?Câu 2 (6 điểm). Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên, gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
--------------- HẾT ---------------































UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 8



I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng mỗi ý được 0,25đ

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
D
D
C
A
C

II. Phần tự luận (8 điểm)

Câu
Đáp án
Điểm
1

1. Chép lại chính xác bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” : “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời Cách mạng thật là sang.”
2. Nêu được chính xác nội dung và nghệ thuật :
a. Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
b. Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa.

2
1đ






0,5đ



0,5đ

2
 
Đề bài: Nhân dân ta vốn có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên, gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.Yêu cầu:- Thể loại: Nghị luận tổng hợp.( Giải thích, chứng minh…)- Nội dung: Làm rõ : "Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Biết trọng thầy và đạo lý ở đời.A. Mở bài (1 điểm):- Dẫn dắt.- Khái quát nội dung câu tục ngữ “Tôn sư trọng đạo”.- Dẫn trích câu tục ngữ.B. Thân bài (4 điểm):a. Giải thích câu tục ngữ :- “Sư” nghĩa là thầy - “Tôn sư” nghĩa là tôn trọng thầy.- “Đạo” là đạo đức, lẽ phải.- “Trọng đạo” là coi trọng đạo đức làm người.- Nghĩa bao trùm: Người thầy có vị trí quan trọng trong việc giáo dục, nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, quý trọng thầy.b. Tại sao phải tôn sư trọng đạo ( tại sao phải biết ơn và quý trọng thầy).- Vì không có thầy thì không có hiểu biết về tri thức “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Một chữ cũng do thầy mà nửa chữ cũng do thầy “Không thầy đố mày làm nên”- không có thầy không có sự nghiệp, không có công danh…- Người thầy ngoài việc cung cấp kiến thức văn hoá còn giáo dục đạo đức, lễ nghĩa…đạo làm người. Có thể so sánh công lao thầy cô sánh với công ơn của cha mẹ.c. Tình cảm, thái độ với thầy cô như thế nào ?- Tôn trọng, biết ơn, nghe lời.- Một số biểu hiện sai trái trong xã hội hiện nay.C. Kết bài (1 điểm)- Khẳng định vai trò của ngưởi thầy trong thời đại hiện nay.
- Câu tục ngữ không chỉ đúng với thời xưa, thời nay mà còn là chân lý của mọi thời đại.

Hướng dẫn chấm điểm :

- Điểm 5-6: đạt được các yêu cầu chung, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 4-3: đạt các yêu cầu chung, có lí lẽ và dẫn chúng phù hợp, có thể có một vài khía cạnh chưa sâu, mắc 1,2 lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
- Điểm 2-1: bài viết sơ sài, diễn đạt chưa tốt, không hoàn chỉnh, mắc nhiều lỗi.

 


6đ










0,25đ
0,5đ
0,25đ

1đ






1,5đ








1,5đ




0,5đ

0,5đ

--------------- HẾT ---------------

 

File đính kèm:

  • docde k iem tra ngu van 8 ki 2.doc