Đề kiểm tra khảo sát học kì II Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 14

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ----------------------------
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II


MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
--------------------------------

I.Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?
Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót.
Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương.
Gắn bó, bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương.
Cả A,B,C.
Câu 2: Hai câu thơ “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” sử dụng biện pháp tu từ gì?
 A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Điệp từ.
Câu 3: Bản dịch của bài thơ Đi đường thuộc thể thơ gì? 
Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát
Lục bát D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa sâu xa của bài thơ Đi đường.
Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được nhiều thành công.
Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.
Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.
Càng lên cao càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là nghệ thuật của văn bản Đi bộ ngao du?
Lập luận hợp lí, chặt chẽ.
Kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ với các dẫn chứng lấy từ thực tiễn cuộc sống của nhà văn.
Giọng văn giàu cảm xúc.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, già dặn.
Câu 6: Ngoài chức năng chính để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
Để yêu cầu.
Để khẳng định hoặc phủ định.
Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
Cả A, B, C.
Câu 7: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
Cậu có thích bộ phim này không?
Còn mấy tuần nữa thì chúng ta thi học kì Lan nhỉ?
Cậu giúp mình một tay chứ?
Em trai cậu học lớp mấy rồi?
Câu 8: Tình huống nào sau đây cần phải viết văn bản tường trình?
Bài thi của em bị kiểm kém nhưng em cho rằng có sự nhầm lẫn. Em muốn xin hội đồng chấm thi xem laị bài của em.
Lớp em có một vụ lộn xộn trong giờ ra chơi. Thầy giám thị yêu cầu em – với tư cách là lớp trưởng – trình bày rõ sự việc.
Em bị ốm nên không đi học được. Em muốn mẹ xin cô giáo cho em được nghỉ buổi học hôm đó.
Cô Tổng phụ trách muốn biết kết quả hoạt động Đội của lớp em trong học kì I.
II. Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1( 2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu nêu hiệu quả của các điệp ngữ có trong bài thơ Đi đường ( Hồ Chí Minh)
Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán, gạch chân câu cảm thán đó.
Câu 2( 6 điểm)
 Đọc sách có rất nhiều lợi ích.
Suy nghĩ của em về vấn đề trên.

---------------------------------HẾT------------------------------------









UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ----------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 8 KÌ II


I Phần trắc nghiệm ( 2 điểm).

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
B
A
D
D
C
B

II Phần tự luận (8 điểm).

Câu
Đáp án
Điểm
1
- Đúng hình thức đoạn văn, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.
0,25

- Đủ số lượng câu theo quy định.
0,25

- Xác định chính xác câu cảm thán đã sử dụng trong đoạn.
0,5

- Chỉ ra các điệp ngữ và phân tích được tác dụng.
+ Trong câu 1- Tẩu lộ ( đi đường) làm nổi bật ý thơ của tẩu lộ nan( đi đường thật khó khăn gian khổ). Giữa hai từ tẩu lộ là tài tri ( mới biết) khiến cho điệp ngữ ấy càng gợi lên sự suy ngẫm thấm thía: Tẩu lộ là điều kiện để có nhận thức giản dị mà sâu sắc tẩu lộ nan.
+ Điệp ngữ trong câu 2: Trùng san ( hết lớp núi này lại đến lớp núi khác) nhấn mạnh những gian lao mà người đi đường phải trải qua.
Từ trùng san ở câu 2 lặp với trùng san ở câu 3 gọi là lặp vòng. Nhờ có điệp ngữ này mà câu 3 có sự chuyển biến bất ngờ và hợp lí: Vượt qua những dãy núi, chiến thắng khó khăn thì sẽ lên được đỉnh cao, nơi mọi gian lao sẽ lùi về phía sau, niềm vui hiện ra trước mắt.

0,5



0,5
2
a. Mở bài :
- Sách đã thực sự trở thành một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Vì vậy việc đọc sách đã đang và sẽ mãi là công việc quan trọng và cần thiết.
0,5

b. Thân bài: 
b1. Giá trị, công dụng của sách.
- Cung cấp cho chúng ta một nguồn kiến thức khổng lồ về mọi mặt của cuộc sống.
+ Những cuốn sách lịch sử: Cho ta những hiểu biết về quá khứ của loài người, của dân tộc mình.
+ Những cuốn sách toán: Cho ta biết cách tính toán, tư duy.
+ Những cuốn sách thường thức: Cung cấp kiến thức về ứng xử, giao tiếp.
b2.Lợi ích của việc đọc sách.
- Giúp ta mở mang kiến thức về mọi lĩnh vực: 
+ Giúp ta vượt qua mọi không gian, thời gian để đến với sự kiện lịch sử trong quá khứ, đến những vùng đất xa xôi mà ta chưa một lần được đặt chân tới.
+ Giúp ta được sống cuộc đời của nhiều con người, hiểu được số phận, tình cảm của họ.
+ Giúp ta hiểu về văn hóa, tôn giáo của nhiều dân tộc khác nhau.
( Mỗi ý đều có dẫn chứng cụ thể) 
- Giúp ta bồi đắp tâm hồn, tư tưởng, tình cảm.
+ Tình cảm yêu thương với những người thân, những người xung quanh.
+ Tình yêu với quê hương, đất nước, với những gì thân thiết, bình dị, đẹp đẽ xung quanh.
+ Lòng căm thù, sự căm ghét với những gì xấu xa, tàn ác.
( Mỗi ý đều có dẫn chứng)
- Giúp ta có kĩ năng sống cần thiết.
+ Kĩ năng ứng xử ( Với mọi người xung quanh, với môi trường).
+ Kĩ năng xử lí tình huống ( Trong cuộc sống đời thường, trong công việc).
- Giúp ta giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng ( dẫn chứng)

4
1








1







1






0,5



0,5

c. Kết bài: Cần lựa chọn những cuốn sách thực sự có ích, có giá trị để đọc.
0,5

--------------------HẾT-------------------












File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (34).doc