Đề kiểm tra khảo sát học kì II Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 5

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
----------------------------

MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Chiếu dời đô”, “Bàn về phép học” được viết cùng một thể loại. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai.
Câu 2: Nét chung về hình thức giữa bài thơ "Nhớ rừng" và bài "Ông đồ" là:
	A. Xây dựng hai hình ảnh, hai cảnh tượng đối lập để làm nổi bật tâm sự và tình cảnh của nhân vật chính;
	B. Sử dung thể thơ tự do để diễn tả cảm xúc mãnh liệt của tác giả;
	C. Ngôn ngữ giản dị, cô đọng và xúc tích;
	D. Sử dụng nghệ thuật nhân hóa làm cho lời thơ sinh động;
Câu 3: Nối cột A với cột B cho phù hợp giữa tên văn bản với tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện trong văn bản đó

Cột A

Cột B
1. Ngắm trăng

a. Niềm tự hào vô bờ bến về tư cách độc lập của dân tộc.
2. Nước Đại Việt ta

b. Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp và thể hiện nỗi đau xót trước tình cảnh khốn khổ của những người dân bản xứ


c. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, say mê, vượt lên trên hoàn cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.

Câu 4: Đọc đoạn trích sau và chọn phương án đúng cho các câu hỏi bên dưới
“ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú ruộng vườn, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giầu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh, dẫu rằng ruộng lắm,vườn nhiều tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ con bìu ríu, việc quân cơ trăm sự ích chi, tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”
	( Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn - Ngữ văn 8, tập 2)
4.1. Nội dung của đoạn trích trên là gì?
 	A. Nêu lên mối ân tình giữa chủ và tướng.
 	B. Tâm trạng uất hận trào dâng lòng căm thù giặc
C. Phê phán những thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ và chỉ ra cho họ thấy những thái độ, hành động đúng nên theo, cần làm...
 	D. Cả A,B,C đều sai.
4.2. Câu “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” thực hiện hành động hỏi.
A. Đúng. B. Sai
4.3. Trong các câu sau, câu nào là câu cảm thán?
A. Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.
B. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm.
C.Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh.
D. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt đau xót biết chừng nào!.
4.4. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là: 
A. Nghị luận+ Tự sự. 	C. Nghị luận+ tự sự+ biểu cảm..
 	B. Nghị luận.+ Biẻu cảm D. Nghị luận+ miêu tả

Phần II: Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm) Viết đoạn văn có độ dài từ 5 - 7 câu với chủ đề "Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đang là vấn đề gây bức xúc cho toàn xã hội". Trong đoạn văn đó có sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến.
Câu 2 (5 điểm) Học sinh chọn một trong 2 đề sau
Đề 1: Vì mải chơi điện tử nên sức học của bạn ngày càng giảm sút. Hãy khuyên bạn để bạn hiểu đúng tác hại của các trò chơi điện tử đó.
Đề 2: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của địa phương em.

--------------- HẾT ---------------

 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------------------
Ký hiệu mã HDC:
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 8
----------------------------

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) 
- Câu 1, 2: mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
- Câu 3 ( 0,5 điểm): nối mỗi ý đúng cho 0,25 điểm
- Câu 4 ( 1 điểm): mỗi ý đúng cho 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
4.1 4.2 4.3 4.4
Đáp án
B
A
1 - c
2 - a
 C B D C

Phần II: Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1: 3 điểm
	- Đúng hình thức đoạn văn: 0.25 đ
	- Đủ số câu theo quy định: 0,25 đ
	- Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả: 0,25 đ
	- Sử dụng được 2 kiểu câu theo yêu cầu và có gạch chân cụ thể: 1 đ
	- Đảm bảo đúng nội dung, biết triển khai ý từ câu chủ đề cho sẵn. 1, 25đ

Câu 2: 5điểm
1/ Yêu cầu chung về hình thức cho cả 2 đề:
	- Viết đúng thể loại.	
- Bố cục bài viết đầy đủ rõ ràng ba phần.	
	- Trình bày sạch đẹp, khoa học, không sai chính tả.
	- Diễn đạt lưu loát, liên kết liền mạch.	
2/ Yêu cầu cụ thể về nội dung
2.1/ Để 1: Bài viết cần đạt được các ý sau:	
 */ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( 0,5 đ.)
 */ Thân bài: 4 điểm	
+ Phân tích rõ tác hại của trò chơi điện tử: (2 điểm)	 - Vung phí thời gian một cách vô ích.	 - Tiêu tốn tiền bạc của cha mẹ.	 - Kết quả học tập giảm sút.	+ Khuyên bạn: ( 2 điểm)
 - Nên từ bỏ sự say mê đó để tập trung vào việc học tập. 
 - Việc làm quen với In-tơ-nét là một việc cần thiết bởi tiếp cận với phương tiện thông tin hiện đại sẽ giúp ta mở mang sự hiểu biết trong học tập (nhưng cần làm quen và cần làm tốt nội dung học tập môn tin học trong nhà trường)	 - Cần sắp xếp thời gian một cách hợp lí, tiếp thu những thông tin có ích; không nên sa đà vào các trò chơi vô bổ.	
 */ Kết bài: ( 0,5 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân.
2.2/ Đề 2: 
 */ Mở bài: Giới thiệu DLTC hoặc di tích lịch sử của quê hương. ( 0,5 đ.)

 */ Thân bài: Lần lượt trình bày từng khía cạnh, đặc điểm của danh lam.
 + Vị trí địa lí, quá trình hình thành, tu tạo đến ngày nay. ( 1 điểm)
 + Cấu trúc, quy mô từng mặt. ( 1 điểm)
 + Sơ lược thành tích, giá trị của danh thắng hoặc của di tích trong lịch sử (nếu có) và trong cuộc sống. ( 1 điểm)
 + Hiện vật trưng bày.( nếu có) ( 0,5 điểm)
 + Phong tục, lễ hội truyền thống ( 0,5 điểm)
 */ Kết bài: 0,5 điểm
 - Khẳng định vẻ đẹp của danh thắng ( di tích)
 - Thái độ của cá nhân với danh thắng (di tích)
	
--------------- HẾT ---------------




File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (24).doc
Đề thi liên quan