Đề kiểm tra khảo sát học kì II Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II




MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắcnghiệm ( 2đ)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu nhận định đúng trong các câu sau đây:
1. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được sáng tác vào năm nào?
A. 1939 	B. 1940 	C. 1941	D. 1942 
2. Trong các câu sau, câu nào là câu cầu khiến?
A. Hôm nay, trời nắng quá! 	B. Dường như trời lạnh. 
C. Trời ơi, chỉ còn có tám phút! 	D. Hãy uống thuốc đi! 
3. Trong văn bản Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), ý nào dưới đây có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cho quyết định của nhà vua được người đọc, người nghe tiếp nhận?
A. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
B. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
C. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
D. Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô.
4. Ý nào sau đây không nói đúng những đặc sắc về nghệ thuật hùng biện của văn bàn Nước Đại Việt ta ( Nguyễn Trãi)?
A. Lối diễn đạt giản dị, tự nhiên, trong sáng.	B. Viết theo thể văn biền ngẫu.
C. Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn.	D. Lời văn trang trọng. 
5. Luận điểm chính của văn bản Đi bộ ngao du (Ru-xô) là gì?
A. Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe.
B. Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức.
C. Đi bộ ngao du đem lại tinh thần thoải mái.
D. Lợi ích của việc đi bộ.
6. Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì thứ bậc xã hội của hội thoại là:
A. Ngang hàng-thân thiết.	B. Trên hàng.
C. Trên hàng -dưới hàng. 	D. Dưới hàng.
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây để tạo nên các 
nhận định đúng trong từng câu:
1. Hành động nói trong câu Lớp ta có vắng ai không là hành động …..dùng trực tiếp.
2. Khi thuyết minh về món bún tôm là đã làm bài thuyết minh ở dạng thuyết minh về…………………………….
II. Tự luận( 8 điểm)
Câu 1(2 điểm) 	 a. Chép lại thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh 
 (Ng ữ V ăn 8-T ập 2)
b. Nêu nội dung của bài thơ.
Câu 2(6 điểm): Hãy nói không với các tệ nạn.
--------------- HẾT ---------------

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 8


I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
Đ/án
 1C,2D,3A,4A,5D,6C
1.Hỏi,2. Phương pháp-Cách làm

II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
a/ 
 Tức cảnh Pác Bó
 (Hồ Chí Minh)
 S áng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
1 điểm

b/Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.Với người,làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
1 điểm
2
1. Yêu cầu: 
- Học sinh biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
- Biết lựa chọn một tệ nạn xã hội mà các em nghĩ rằng nó có tác động nhiều nhất với cuộc sống mọi người,mọi nhà.
- Trong bài viết cần đi sâu vào làm nổi bật được những tác hại mà tệ nạn ấy gây ra cho cá nhân,gia đình,xã hộí.
- Bài viết, diễn đạt lưu loát, sinh động, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
* Cụ thể như sau:	
a.Mở bài (0,75điểm)
 Giới thiệu tệ nạn xã hội cần nghị luận.
b. Thân bài (4,5 điểm)
- Giải thích: Thế nào là tệ nạn xã hội ? (0,5 điểm)
- Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội: (1 điểm)
+ Diễn ra ở nhiều nơi (dẫn chứng).
+ Có nhiều đối tượng,nhiều lứa tuổi(dẫn chứng).
+ Xảy ra liên tục ở nhiều thời gian,nhiều thời điểm khác nhau.
- Những tác hại mà tệ nạn gây ra: (1,5 điểm)
+ Về vật chất.
+ Về thời gian.
+Về sức khoẻ.
+ Về đạo đức,lối sống,nhân cách con người.
=> Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người mắc tệ nạn mà còn ảnh hưởng xấu tới gia đình,xã hội …(dẫn chứng).
- Làm thế nào để tránh xa tệ nạn xã hội ? (1,5 điểm)
+ Cá nhân: Trang bị những hiểu biết về tệ nạn xã hội để tránh xa nó,sống có bản lĩnh,suy nghĩ và làm việc lành mạnh.
+ Gia đình: giáo dục,quản lí,nêu gương…
+ Xã hội: ngăn chặn tệ nạn,tạo công ăn việc làm,sân chơi lành mạnh,thực thi pháp luật nghiêm minh.
c. Kết bài (0,75 điểm )
 Lời kêu gọi (thông điệp ).
2. Cách cho điểm.
- Điểm 6: Phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề. Văn viết rõ ràng,mạch lạc, chính xác, biết vận dụng vào bài các dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định .
- Điểm 5: Phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề. Văn viết rõ ràng,mạch lạc, chính xác, biết vận dụng vào bài các dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định nhưng chưa thật sâu sắc.
- Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề. Văn viết rõ ràng,mạch lạc, chính xác biết vận dụng vào bài các dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định nhưng còn sơ sài.
- Điểm 3 : Biết làm bài nghị luận về một vấn đề. Diễn đạt tương đối mạch lạc. Tuy nhiên việc vận dụng vào bài các dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định vẫn còn sơ sài, chung chung .
- Điểm 1-2: Viết chung chung, bố cục lộn xộn.
- Học sinh làm lạc đề và bỏ giấy trắng không cho điểm.












0,75điểm 

4,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm



1,5 điểm






1,5 điểm





0,75điểm

--------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (25).doc