Đề kiểm tra khảo sát học kì II - Môn: Sinh học 9 - Đề 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II - Môn: Sinh học 9 - Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1. (1,25 điểm) Ghép các ví dụ sao cho phù hợp với các mối quan hệ Mối quan hệ Ví dụ Đáp án a. Cộng sinh A. Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp B.Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm C. Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu nai bị khống chế bởi số lượng hổ D. Cái ghẻ đào hang dưới da đẻ trứng và gây ngứa ở người. E. Địa y sống bám trên cành cây F. Hải quì sống bám trên vỏ ốc dựa vào tôm ở nhờ mà di chuyển và xua đuổi kẻ thù giúp tôm tồn tại G. Sơn dương và ngựa vằn cùng ăn cỏ trên một cánh đồng H. Cây tầm gửi sống trên thân cây bòng, cam I. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu J. Cây nắp ấm bắt côn trùng A b. Hội sinh B c. Cạnh tranh. C d. Kí sinh. nửa kí sinh D e. Sinh vật ăn Sinh vật khác E Câu 2. (0,75 điểm) Tìm các từ, cụm từ gạch chân (Con lai F2, Con lai F1, mạnh, kém, tính trạng, giữa 2 bố mẹ, điền vào chỗ chấm thay cho các số 1,2,3để hoàn chỉnh các câu sau. Ưu thế lai là hiện tượng..(1)...có sức sống cao hơn, sinh trưởng, phát triển..(2).., chống chịu tốt, các tính trang về hình thái và năng suất cao hơn trung bình ..(3) hoặc vượt trội bố mẹ II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1. (3,0 điểm): Môi trường là gì? Có những loại môi trường nào? Em hãy sắp xếp các sinh vật sau vào môi trường sống thích hợp: Cá chép, chim sẻ, gà, giun đũa, giun đất, sâu, hoa hồng, bèo tấm, chuồn chuồn. Câu 2. (1,5 điểm) Thế nào là quần xã sinh vật? Lấy ví dụ minh họa. Câu 3. (1,5 điểm) Trong hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt, nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao ? Câu 4. (1điểm) Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? Câu 5. (1điểm) Tại sao khi trồng cây cảnh trong nhà thỉnh thoảng người ta phải đưa ra ngoài nắng ? ----------------HẾT---------------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN: SINH HỌC 9 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm Câu 1 1 2 a b c d e a b c Đáp án A, I, F E B, G D, H C, J Con lai F2 mạnh giữa 2 bố mẹ II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Khái niệm môi trường: Là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì xung quanh chúng, có tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường: + Môi trường nước + Môi trường trên mặt đất - Không khí. + Môi trường trong đất + Môi trường sinh vật - Sắp xếp đúng các sinh vật vào môi trường sống. 0,5 1,0 1,5 2 Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định tại một thời điểm và chúng có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau. VD. Quần xã rừng, quần xã ao.... 1 0,5 3 - Trong hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt, nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. - Vì những sinh vật thuộc nhóm này có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường - như: chim, thú, và con người. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 4 - Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: + Xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu. + Xây dựng các khu rác thải.... + Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. 0,5đ 0,5đ 5 Cây để trong nhà thường là cây ưa bóng nhưng thỉnh thoảng phải đưa ra ngoài nắng để cây có thể quang hợp và tạo diệp lục. 1 đ ----------------HẾT----------------
File đính kèm:
- Sinh 9_KS_HKII_12.doc