Đề kiểm tra khảo sát học kì II - Môn: Sinh học 9 - Đề 14

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II - Môn: Sinh học 9 - Đề 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau 
1/ Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:
 A. Tạo ra các cặp gen dị hợp 
 B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
 C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại
 D. Cả 3 ý trên
2/ Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:
 A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ
 C. Lai kinh tế D. Cả A, B và C
3/ Theo nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là:
 A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn B. Nơi sinh vật cư trú
 C. Nới sinh vật làm tổ D. Nơi sinh vật sinh sống
4/ Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?
 A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Con người và các sinh vật khác
 C. Khí hậu, nước, đất D. Các sinh vật khác và ánh sáng
5/ Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?
 A. Bạch đàn, lúa, lá lốt B. Trầu không, ngô, lạc
 C. Ớt, phượng, hồ tiêu D. Tre, dừa, thông
6/ Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
 A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
 C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ
7/ Đặc điểm của tháp dân số trẻ là:
Đáy tháp rộng
Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao
Tuổi thọ trung bình thấp
Cả A, B và C
8/ Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:
 A. Độ đa dạng B. Độ nhiều
 C. Độ thường gặp D. CẢ A, B và C
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2,5đ): Thế nào là một quần xã sinh vật . Cho ví dụ ? Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở điểm nào
Câu 2 (2đ) :Thế nào là một chuỗi thức ăn ? Lưới thức ăn
 Viết sơ đồ một chuỗi thức ăn gồm 4 mắt xích
Câu 3(2,5đ) : Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
Câu 4(1đ) bản than em cần làm gì để bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN : SINH HỌC 9
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
C
C
 D
B
 D
B
D
A
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
 Đáp án
Điểm
1
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
Ví dụ quần xã rừng mưa nhiệt đới 1đ
- Phân biệt quần xã và quần thể:1đ
Quần thể sinh vật 
Quần xã sinh vật
- Gồm nhiều cá thể cùng loài.
- Độ đa dạng thấp
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền.
- Gồm nhiều quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng.
0,5
0,5
1,5
2
- Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
 - Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.
- Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần: SV sản xuất, Sv tiêu thụ, SV phân huỷ.
Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn 0,5đ
Rau " Sâu " Chim ăn sâu " Đại bàng " VSV.
0,5
0,5
0,5
0,5
3
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. 
 Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm 
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
Hs tự liên hệ bản thân:
1
--------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docSinh 9_KS_HKII_14.doc