Đề kiểm tra khảo sát học kì II - Môn: Sinh học 9 - Đề 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II - Môn: Sinh học 9 - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA K HẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1. (1 điểm) Chọn đáp án đúng 1- Đặc điểm ngủ đông của động vật giúp chúng A. báo hiệu mùa lạnh đã đến. B. thích nghi với môi trường. C. thích nghi và tồn tại. D. sinh trưởng và phát triển. 2- Khi nhiệt độ môi trường tăng trong giới hạn, sinh vật biến nhiệt sẽ A. sinh trưởng nhanh và có thời gian phát dục kéo dài. B. sinh trưởng chậm và có thời gian phát dục ngắn. C. sinh trưởng nhanh và có thời gian phát dục ngắn. D. sinh trưởng chậm và có thời gian phát dục kéo dài. 3. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. phá hủy thảm thực vật, từ đó gây nhiều hậu quả xấu. B. gây chiến tranh làm mất sức người, sức của và ô nhiễm môi trường. C. cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng. D. săn bắt động vật hoang dã. 4- Ô nhiễm môi trường là A. hiện tượng môi trường chứa nhiều chất độc hại và dễ lên men. B. hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bị thay đổi gây hại cho con người và các sinh vật khác. C. hiện tượng môi trường có nhiều loại rác khó tiêu hủy và nhiều xác chết động thực vật gây hôi thối. D. hiện tượng gây ra nhiều bệnh dịch cho người và động vật. 5- Rừng thuộc loại tài nguyên nào? A. Tài nguyên không tái sinh. B. Tài nguyên tái sinh. C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu D. Cả A, B và C 6- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu gồm: A. Năng lượng gió, than đá. B. Bức xạ mặt trời, dầu lửa. C. Năng lượng thủy triều, khí đốt. D. Bức xạ mặt trời, năng lượng thủy triều và năng lượng gió 7- Khi không có thực vật bao phủ thì tình trạng của đất sẽ A. bị khô hạn. B. bị xói mòn. C. bị thoái hóa. D. cả A, B và C.. 8- Chương III của luật bảo vệ môi trường có nội dung: A. Khắc phục suy thoái môi trường B. Khắc phục ô nhiễm môi trường C. Khắc phục sự cố môi trường D. Cả A, B và C. II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1. (1 điểm) Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau trong điều kiện nào? Trong thực tiễn sản xuất chúng ta cần có điều kiện gì để giảm cạnh tranh, tăng năng suất cây trồng. Câu 2. (1.5 điểm) Quần xã và quần thể phân biệt nhau ở những điểm nào? Câu 3. (2.5 điểm) Bằng hiểu biết thực tế hãy giải thích : Tại sao khi ăn rau hoặc hoa quả mua từ chợ về, mặc dù đã rửa sạch, ngâm nước muối và nấu chín nhưng vẫn bị ngộ độc? Câu 4. (3 điểm) Tại sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? a/ (1.5 điểm) Tại sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? b/ (1.5 điểm) Em phải làm gì để bảo vệ rừng? --------------- HẾT --------------- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 9 NĂM HỌC 2012- 2013 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án C C A B B D D D II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 * Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi gặp điều kiện bất lợi( môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao . . . ) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. * Trong thực tiễn cuộc sống chúng ta cần tạo cho cây trồng một khoảng cách nhất định, trồng đủ số lượng, đúng quy trình và cung cấp đủ lượng thức ăn cho cây trồng để giảm cạnh tranh. 0.5 0.5 2 Quần thể Quần xã 1- Thành phần sinh vật - Tập hợp cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh - Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh 2- Thời gian sống - Sống trong cùng một thời gian - Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài 3- Mối quan hệ - Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở, đặc biệt là sinh sản -> nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể. - Mối quan hệ sinh sản trong quần thể - Mối quan hệ giữa các quần thể thành một thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch 0.5 0.5 0.5 3 - Hiện nay không ít người dân vì lí do lợi nhuận trước mắt khi trồng các loại rau, quả đã sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, . . . thậm chí cả thuốc kích thích quá liều lượng quy định ;Việc thu hoạch các loại rau , quả không đúng thời gian quy định khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật . . . 2.5 4 a/ - Nhiều vùng trên trái đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp để khôi phục và gìn giữ - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, là cơ sở để cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên - Khôi phục môi trường và bảo vệ gìn giữ thiên là điều kiện phát triển bền vững của mỗi quốc gia . b/ - Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp. - Xây dựng các khu BTTN, vườn Quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật hoang dã - Trồng nhiều rừng mới, Phòng chống cháy rừng; - Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư; ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng; - Phát triển dấn số hợp lý. - Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng, 0.5 0.5 0. 5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 --------------- HẾT --------------
File đính kèm:
- Sinh 9_KS_HKII_2.doc