Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Vật lý 6 - Đề 13

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Vật lý 6 - Đề 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 MÔN: VẬT LÍ 6
 Thời gian 45 phút 
I. TRẮC NGHIỆM: ( 2điểm )
 Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm của em.
Câu 1.(0,25đ) Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
	A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
	B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 2(0,25đ) Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
	A. Khối lượng riêng của vật tăng.	
	B. Thể tích của vật tăng.
	C. Khối lượng của vật tăng.	
	D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng	
Câu 3.(0,25đ) Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
	A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
	B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
	C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 4.(0,5đ) Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
	A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.
	B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
	C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
	D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 5(0,25đ) Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?
	A. Ngọn nến vừa tắt.
	B. Ngọn nến đang cháy.
	C. Cục nước đá để ngoài nắng.
	D. Ngọn đèn dầu đang cháy.
Câu 6.(0,5đ) Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để:
A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây. 
B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. 
C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D. Đỡ tốn diện tích đất trồng.
II. Tự luận: ( 8đ )
Câu 7. (2đ): Em hay cho biết ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào? Cho ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong đời sống?
Câu 8. (2đ): Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Câu 9. (1đ) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 10. (3đ): Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian (phút)
0
3
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ (0C)
-6
-3
0
0
0
3
6
9
	a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
	b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.
 ------------------------HẾT--------------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: VẬT LÝ 6 
I. Phần trắc nghiệm (2đ): 
Mỗi ý đúng các câu 1,2,3,5 được 0,25 đ – Câu 4,6 được 0,5đ)
1
2
3
4
5
6
D
B
C
C
A
C
II. Phần tự luận: (8.0đ)
 Câu 
 Đáp án 
Điểm
 7
- Ròng rọc cố định giúp đổi chiều của lực tác dụng nâng vật. 
- Ròng rọc động giúp làm giảm lực nâng vật lên
- Sử dụng ròng rọc trong xây dựng, hàng hoá lên ô tô vận tải (0,5đ)
1
1
 8
Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây.
2
 9
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng
1
 10
a. Vẽ đường biểu diễn. (hình vẽ) - 
3
9
6
-6
0
-3
2
4
10
8
6
12
Nhiệt độ (0C)
Thời gian (phút)
14
16
12
15
b.Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy ở nhiệt độ 00C.
Trong suốt thơì gian nóng chảy nhiệt độ không thay đổi. – 1đ
2
1
------------------------HẾT--------------------

File đính kèm:

  • docVat ly 6_KS_HKII_13.doc
Đề thi liên quan