Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Vật lý 6 - Đề 5

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Vật lý 6 - Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN LÝ 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
 Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Sự ngưng tụ là: 
	 A . Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi. 
B.Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng.
 	 C. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. 
 D. Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.
Câu 2: Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
 	A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước B. Đốt một ngọn nến
 	C. Đúc một cái chuông đồng D. Đốt một ngọn đèn dầu
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
Khối lượng của vật tăng. 	B. Khối lượng của vật giảm.
Khối lượng riêng của vật tăng. 	D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 4: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật: 
 A . Tăng. B . Giảm. C . Không thay đổi. D . Không xác định được.
Câu 5: Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? 
 A . Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực. 
 B . Chỉ có ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
 C . Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
 D . Với hai ròng rọc cố định có thể thay đổi độ lớn của lực.
Câu 6: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: 
 A . Nhiệt độ. B . Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
 C . Nhiệt độ và gió. D . Nhiệt độ và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 7: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :
 A. Sự đông đặc . B. Sự ngưng tụ. 
 C. Sự nóng chảy. D. Sự bay hơi .
Câu 8: Khi nói về sự nở ra về nhiệt của chất rắn, kết luận nào là đúng? 
 A . Các chất rắn khác nhau, nở ra vì nhiệt giống nhau. 
 B . Các chất rắn nở ra khi lạnh đi.
 C . Các chất rắn khác nhau, nở ra vì nhiệt khác nhau. 
 D . Các chất rắn co lại khi nóng lên.p
B. PHẦN TỰ LUẬN (8điểm)
Bài 1: (3 điểm) Nêu những kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí.
Bài 2: (1 điểm) Giải thích hiện tượng : tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm.
Bài 3: (2 điểm) Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.
Bài 4: (1 điểm) Giải thích hiện tượng: khi lau nhà xong ta thường bật quạt để là gì?
 Bài 5: (1 điểm) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?
------------------ Hết ----------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤCN VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 6
A. TRẮC NGHIỆM (2điểm) : Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
D
C
C
B
C
C
B. TỰ LUẬN (8 điểm)
Bài
Nội dung
Thang điểm
Bài 1: (3điểm)
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
Giống nhau : Các chất lỏng và khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Khác nhau : 
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 Bài 2: (1điểm)
Khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm để đun , bởi vì khi đun nhiệt độ của nước sẽ tăng, nước nở ra và trào ra ngoài ấm.
1
Bài 3: (2điểm)
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
-Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
0,75
0,5
0,75
Bài 4: (1điểm)
Khi lau nhà xong, ta thường bật quạt để tốc độ bay hơi của nước trên sàn nhà diễn ra nhanh hơn.
1
Bài 5: (1điểm)
Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể xuống thấp hơn nhiệt độ này.
1
------------------ Hết ----------------

File đính kèm:

  • docVat ly 6_KS_HKII_5.doc
Đề thi liên quan