Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Vật lý 6 - Đề 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Vật lý 6 - Đề 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. (0,25 điểm) So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước, câu nào dưới đây đúng: A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. D. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc. Câu 2. (0,25 điểm) Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 3. (0,5 điểm) Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ 1 cục nước đá vào 1 cốc nước. B. Đốt 1 ngọn nến. C. Đốt 1 ngọn đèn dầu. D. Đúc 1 cái chuông đồng. Câu 4. (0,25 điểm) Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Chỉ xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định đối với từng chất lỏng. D. Xảy ra đối với mọi chất lỏng. Câu 5. (0,5 điểm) Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Hơi nước. C. Sương mù. D. Mây. Câu 6. (0,25 điểm) Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi? A. Xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định của chất lỏng. B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng. C. Cả 2 đặc điểm A và B. D. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. II. Phần tự luận (8điểm): Câu 1 (2điểm): Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu? Câu 2 (2điểm): Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm, nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại sao? Câu 3 (4điểm): Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá đựng trong 1 cốc thuỷ tinh được đun nóng liên tục như hình vẽ: Nhiệt độ (0C) 4 2 0 -2 0 2 4 6 8 Thời gian(ph) a. Mô tả hiện tượng xảy ra trong cốc trong các khoảng thời gian: - Từ phút 0 đến phút thứ 2. - Từ phút thứ 2 đến phút thứ 4. - Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8. b. Từ phút thứ 2 đến phút thứ 4, nước trong cốc tồn tại ở thể nào? Hết UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ 6 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đ/án C D C C B D II. Phần tự luận (8điểm): Câu Đáp án Điểm 1 ) -Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước. (1đ) -Vì nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. 1 điểm 1 điểm 2 - Vì khi đó mới chỉ có nước ở dưới nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng co lại (do nhiệt độ giảm), một phần hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. Chính vì thế mà các bọt khí nhỏ dần và có thể biến mất trước khi lên tới mặt nước. 2 điểm 3 a. - Từ phút 0 đến phút thứ 2: Nước đá nóng lên. - Từ phút thứ 2 đến phút thứ 4: Nước đá nóng chảy thành nước. - Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8: Nước nóng lên. b. Thế rắn và thể lỏng. 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm Hết
File đính kèm:
- Vat ly 6_KS_HKII_7.doc