Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Vật lý 6 - Đề 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì II môn: Vật lý 6 - Đề 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1. (0,25đ) Câu nói nào đúng về ròng rọc cố định: A. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo B. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo Câu 2. (0,25đ) . Khi kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng: A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. Ròng rọc động. D. Ròng rọc cố định. Câu 3. (0,25đ) . Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là: A. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên. B. Các rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 4. (0,25đ) . Đại lượng nào sau đây sẽ tăng khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật. B. Thể tích của vật. C. Khối lượng của vật. D. Trọng lượng của vật. Câu 5. (0,25đ) . Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí , lỏng. C. Lỏng, khí, rắn. D. Khí, lỏng, rắn. Câu 6. (0,25đ) . Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên: A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi. B. nóng lên, nở ra, nhẹ đi. C. nở ra, nhẹ đi, nóng lên. D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra Câu 7. (0,25đ) . Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. D. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. Câu 8. (0,25đ) . Người ta dùng cách nào sau đây để mở nút thủy tinh của một chai thủy tinh bị kẹt? A. Hơ nóng nút chai. B. Hơ nóng cổ chai C. Hơ nóng thân chai. D. Hơ nóng đáy chai. II/ Phần tự luận (8,0đ) Câu 1. (2đ) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất? Câu 2. (2đ) Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì? Trong việc đúc tượng bằng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? Câu 3. (2đ) Giải thích tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống? Câu 4. (2đ) Người ta đo độ tăng thể tích của một vật ở những nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau: Nhiệt độ (oC) 0 20 30 40 Độ tăng thể tích (cm3) 0 20 30 40 Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ tăng thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này. --------------- HẾT --------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ 6 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đ/án A C D B A B D B II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 2đ 2 Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Trong việc đúc tượng bằng đồng, có sự nóng chảy và đông đặc của đồng. 2đ 3 Khi làm đường bê tông người ta không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống. Vì khi nóng lên bêtông nở ra nếu không để khe trống bê tông bị ngăn cản sinh ra lực rất lớn làm nứt đường. 2đ 4 Độ tăng thể tích (cm3) 40 30 20 10 0 10 20 30 40 Nhiệt độ (0C) - Vẽ được trục nằm ngang và trục thẳng đứng - Dùng dấu + (hoặc.) để ghi độ tăng thể tích ứng với nhiệt độ. - Vẽ được đường biểu diễn - Nhận xét: đường biểu diễn là một đường thẳng. 2đ --------------- HẾT --------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Vat ly 6_KS_HKII_9.doc