Đề kiểm tra khảo sát học kỳ I môn Sinh học lớp 7

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kỳ I môn Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
MÔN SINH HỌC 7
Thời gian 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
Phần trắc nghiệm(2điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Động vật nguyên sinh gây bệnh cho người là:
trùng biến hình 	c. trùng roi
trùng giày 	d. trùng bào tử
Sán lá gan thải các chất cạn bã ra khỏi cơ thể qua:
thành cơ thể 	c. lỗ hậu môn
lỗ miệng 	d. cơ quan bài tiết.
Vỏ cuticun và lớp cơ ở giun tròn đống vai trò:
hấp thụ thức ăn	c. bộ xương ngoài
bài tiết sản phẩm 	d. hô hấp, trao đổi chất
Giun đất di chuyển nhờ:
a. lông bơi 	c. vòng tơ
b. chun giãn cơ thể 	d. kết hợp chun giãn và vòng tơ
Cơ quan trao đổi khí ở trai sông là:
a. phổi 	c. mang 
b. bề mặt cơ thể 	d. cả a, b và c
6. Muốn mua được trai sông tươi ở chợ, phải chọn:
a. con vở đóng chặt 	c. con vở mở rộng
b. con to và nặng 	d. cả a, b và c
7. Tính tuổi của trai sông căn cứ vào:
a. cơ thể to nhỏ 	b. vòng tăng trưởng của nó
c. màu sắc của vỏ 	d. cả a, b và c.
8. Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái hoàn toàn:
a. trứng - ấu trùng 	c. trứng - ấu trùng – trưởng thành
b. trứng – trưởng thành 	d. trứng - ấu trùng – nhộng - trưởng thành
Phần trắc nghiệm (8điểm)
Câu 1( 2điểm): Hãy mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá chép. Tại sao cho hệ tuần hoàn của cá chép gọi là hệ tuần hoàn đơn?
Câu 2(1,5điểm): Những căn cứ nào cho phép kết luận cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
Câu 3(2,5 điểm): Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của ngành chân khớp
Câu 4( 1điểm):Sự lây bệnh giun đũa ở người qua con đường nào? Vì sao trẻ em ở nước ta hay mắc bệnh giun đũa?
Câu 5( 1 điểm): Hãy nêu cách phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta?
-------------HẾT------------
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN SINH HỌC 7, HỌC KÌ I
 --------------
Phần trắc nghiệm(2điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
d
b
c
b
c
a
b
d
Phần tự luận (8điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Tim bơm máu giàu CO2 vào động mạch mang, máu từ động mạch lên mang, qua hệ thống mao mạch mang và thực hiện trao đổi khí.
- Từ mao mạch mang, máu giàu O2 đi vào động mạch lưng, vào hệ thống mao mạch và thực hiện trao đổi chất với các tế bào.
- Máu giàu CO2 đi vào tĩnh mạch và về tâm nhĩ
- Như vậy máu đi một vòng từ tâm thất vào động mạch, mao mạch mang, động mạch lưng, mao mạch ở các cơ quan, tĩnh mạch và về tâm nhĩ. Hệ tuần hoàn của cá chép gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có mọt vòng tuẩn hoàn với tim hai ngăn.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc.
- Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhày, mắt không có mi.
- Vây cá có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng.
0,5
0,5
0,5
3
- Hệ tuần hoàn hở, có tim phát triển
- Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch bụng, có hạch não phát triển.
- Về sinh sản: chân khớp phân tính, một số còn kèm theo hiện tượng dị hình chủng tính( đực, cái sai khác nhau).
- Về phát triển cá thể: do vỏ kitin không lớn theo cơ thể được nên chân khớp phải thường xuyên trút bỏ vỏ cũ, hình thành vỏ mới to hơn, gọi là hiện tượng lột xác.
- Chân khớp rất đa dạng về loài và là ngành có số loài lớn nhất của giới động vật.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
- Sự lây giun đũa ở người qua con đường ăn uống.
- Ở nước ta đối tượng trẻ em bị mắc bệnh giun đũa nhiều nhất vì trẻ em thường có thói quen cho tay vào miệng mút, mà môi trường mất vệ sinh, những người nông dân có thói quen tưới phân tươi.
0,5
0,5
5
- Diệt muỗi Anophen( phun thuốc muỗi, vệ sinh môi trường để muỗi không có nơi trú ngụ).
- Cải tạo đầm lầy để diệt bọ gậy ( ấu trùng của muỗi)
- Tích cực ngủ mùng, màn
- Nếu phát hiện bệnh cần chữa trị ngay. 
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docSinh 7_KS_HKI_6.doc
Đề thi liên quan