Đề kiểm tra khảo sát kì I môn: Sinh học 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát kì I môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm( 2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1(0.25 đ). Đặc điểm chung của động vật là: a. có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan ,chủ yếu sống dị dưỡng b. có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan ,chủ yếu sống tự dưỡng c. không có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh,chủ yếu sống dị dưỡng d. có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan . Câu 2(0.25 đ). Thực vật và động vật giống nhau ở điểm nào? a. Tế bào đều có thành xenlulozơ b. Đều có cấu tạo tế bào, lớn lên và sinh sản c. Đều sử dụng chất hữu cơ có sẵn d. Đều di chuyển được Câu 3(0.25 đ). Trùng sốt rét kí sinh ở đâu? a. Bạch cầu b. Hồng cầu c. Tiểu cầu d. Ruột người Câu 4(0.25 đ). Thủy tức có đặc điểm nào sau đây? a. Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn. Sống bám, di chuyển nhanh. b. Cơ thể hình trụ, đối xứng hai bên. Sống bám, di chuyển chậm. c. Cơ thể hình tròn, đối xứng hai bên. Sống bám, di chuyển nhanh. d. Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn. Sống bám, di chuyển chậm. Câu 5(0.25 đ). Loài động vật nào sống kí sinh trong ruột non của người? a. Sán dây b. Giun đất c. Thủy tức d. Đỉa Câu 6(0.25 đ). Hình thức di chuyển nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm? a. Bò b. Bơi giật lùi. c. Nhảy d. Bơi về phía trước Câu 7(0.25 đ). Cơ thể chân khớp có vỏ gì bao bọc bên ngoài ? a. Cuticun b. Vỏ mềm c. Kitin d. Vỏ cứng Câu 8(0.25 đ). Phần ngực của châu chấu có mấy đôi chân? a. 5 đôi b. 4 đôi c. 3 đôi d. 6 đôi II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1 (3.25 điểm):Nêu đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị? Biện pháp phòng chống bệnh kiết lị ? Câu 2 ( 2.0 điểm): Trình bày được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ bệnh giun sán kí sinh? Câu 3 (1.75 điểm): Trình bày vài trò cơ bản của ngành thân mềm đối với con người ? Câu 4 (1.0 điểm: Giải thích tại sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần ? -------------- Hết ------------- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KI I MÔN: SINH HỌC 7 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án a b b d a c c c II. Phần tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Đặc điểm trùng kiết lỵ: Cơ thể đơn bào, cấu tạo đơn giản, Chỉ gồm 1 khối chất nguyên sinh lỏng và nhân Có chân giả ngắn Không có không bào Cách phòng chống bệnh kiết lị: Không phóng uế bừa bãi Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống, thịt tái Không tưới rau bằng phân tươi Giữ vệ sinh cá nhân, nhà ở, nơi làm việc 0.25 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 2 - Cơ chế lây nhiễm giun: + Do trứng giun bám vào thức ăn sống qua đường tiêu hoá xâm nhập vào cơ thể người. - Phòng chống: + Giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân khi ăn uống + Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần. Cần giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh ăn uống để phòng tránh bệnh giun kí sinh 1.0 0.5 0.5 3 - Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người + Nguyên liệu xuất khẩu + Làm thức ăn cho động vật + Làm sạch môi trường nước + Làm đồ trang trí, trang sức. - Tác hại: + Là động vật trung gian truyền bệnh + Ăn hại cây trồng 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 4 - Châu chấu phải lột xác ->lớn lên vì bao bọc bên ngoài cơ thể là lớp vỏ kitin. 1.0 -------------- Hết -------------
File đính kèm:
- Sinh 7_KS_HKI_8.doc