Đề kiểm tra kì I môn Sinh học lớp 7

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kì I môn Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn sinh học lớp 7
Câu 1(2điểm)
Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào?
Câu 2(2điểm)
Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng : về tập tính và môi trường sống?
Câu 3(2điểm)
Nêu vai trò của ngành thân mềm?
Câu 4(3điểm)
Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ của con người? Các biện pháp phòng chống giun dũa kí sinh ở người?
Câu5(1điểm)
Trình bày sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
 đáp án và thang điểm môn sinh học 7
CÂU
Nội dung
Điểm
Câu 1 (2,0đ)
-Giống nhau: Đều ăn hồng cầu
-Khác nhau:
+Trùng kiết lị: vào ruột người ở dạng bào xác tạo các vết loét ở niêm mạc ruột,rồi nuốt và tiêu hoá hồng cầu.
+Trùng sốt rét: chui vào hồng cầukí sinh,ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh cùng một lúc rồi phá vở hồng cầu để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào hồng cầu khác.
1.0đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2 (2,0đ)
Đặc điểm cấu tạo khiến ngành chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống:
- Có hệ thần kinh và các giác quan phát triển là cơ sở dể hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ.
-Cấu tạo các phần phụ ở chan khớp phân đốt khớp động với nhau.
-Cơ quan hô hấp đa dạng( thở bằng mang, thở bằng các ống khí).
-Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn ở môi trường sống khác nhau.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3 (2,0đ)
Vai trò của ngành than mềm
-Làm thức ăn cho con ngươi: Mực, ngao ,sò
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc sên,ốc biêu vàng
-Làm đồ trang trí trang sức: vỏ trai, ngọc trai
-Làm sạch môi trường nước: Trai,ven, hàu
-Có giá trị về mặt xuất khẩu: Bào ngư ,sò huyết
-Có giá trị về mặt địa chất: Hoá thạch , vỏ ốc, vỏ sò
-Nhiều loài ăn thực vật phá hoại cây trồng: ốc bươu vàng
-Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc ao ,ốc mút
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu4 (3,0đ)
-Tác hại của giun đũa đối với sức khoẻ con người:
+ấu trùng của giun đũa có thể có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể người(tim, gan,phổi) gây đau bụng ,ho.
+Giun trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn.đau bụn vặt ,ăn không tiêu,hoặc số lượng giun đũa tăng cao sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với người làm tắc ruột, tác ống mậtgây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng làm suy kiệt cơ thể.
- Biện pháp phòng chống bệnh giun đũa kí sinh:
+ăn uống hợp vệ sinh,có ý thức giữ gìn vệ sinhthân thể , bảo vệ môi trường sống.
+Không dùng phân bắc tươi đẻ bón cây.
+Tìm hiểu rỏ vòng đời và tập tính của chúng để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.
+Tẩy giun đúng định kì( 6 tháng/1 lần)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 5 (1.0đ)
-ở thuỷ tức khi nảy chồi, tên cơ thể mẹ xuất hiện một chồi nhỏ lớn dần và hình thành lổ miệng, ở giai đoạn đầu khoang tiêu hoá của chồi thông với khoang tiêu hoá của mẹ,về sau chồi tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
- ở san hô các cơ thểcon được hình thành không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô có khoang thông với nhau.
0.5đ
0.5đ

File đính kèm:

  • docDe thi HKI Sinh 7(1).doc
Đề thi liên quan